SỨ MỆNH CỦA Nước Mắm Tĩn

Sống lại loại nước mắm ngon nhất có từ 300 năm trước 

Năm 1693, theo chân Nguyễn Hữu Cảnh, những người dân chài đầu tiên khai phá vùng đất Hamu Lithit (Phan Thiết xưa), học kỹ nghệ ủ chượp mắm nước (cách gọi nước mắm xưa) từ người Chăm, vốn được du nhập từ La Mã thông qua các thương buôn Ấn Độ.  Kéo rút từ thùng lều gỗ, đưa vào bình gốm, công thức xưa này đã đưa nước mắm Tĩn bán chạy nhất cả nước thời bấy giờ.

ý nghĩa các họa tiết xưa trên tĩn gốm

Tĩn gốm với quai xách dây thừng

Ngày xưa để có thể đem đi bán khắp nơi, thì nước mắm sau khi ủ chượp trong thùng lều gỗ sẽ được cho vào tĩn. Đó là một dạng bình, hũ nhỏ, làm bằng đất sét đã nung chín, hình tròn bầu, hông phình ở giữa và trét kín bằng hỗn hợp vôi, mật mía và nước dây tơ hồng, Bên ngoài tĩn là quai xách bằng dây mây, tre, hoặc dây thừng

Tháp nước cổ Phan Thiết

Bên kia bờ sông Cà Ty là tháp nước cổ biểu tượng của Phan Thiết và nước mắm xứ này.

Ghe bầu chở Tĩn trên sông Cà Ty

Những chiếc ghe nhỏ chèo tay có dong buồm ngày xưa được dùng để chuyên chở các tĩn gốm đựng đầy nước mắm và được chất chồng lên nhau, xuất phát từ cửa sông Cà Ty Phan Thiết đi khắp Bắc, Trung và lục tỉnh Nam Kỳ.

Dấu mộc vuông ngày xưa

Sau khi cho nước mắm vào tĩn, đậy kín, người dân làng chài xưa sẽ dán một nhãn giấy vuông có đóng mộc đỏ lên trên như là một dạng nhãn hiệu để nhận biết.

LỊCH SỬ NƯỚC MẮM 

2000 năm & 300 năm

nước mắm Tĩn là nước mắm Rin Nguyên Chất

Năm 146 TCN | la mã cổ đại

Hơn 2000 năm trước
  • La Mã đã có nước mắm gồm hai loại: garum và liquamen đều ủ cá và muối.
  • Axít amin và các chất ngọt được kích hoạt từ quy trình lên men thịt cá… có trong nước mắm cổ của La Mã giống như nước mắm ngày nay.
nước mắm Tĩn là nước mắm Rin Nguyên Chất

Thế kỷ IX | Chăm Pa

(Hơn 1,000 năm trước)
  • Với sự phát triển của con đường tơ lụa trên biển từ thế kỷ IX, nước mắm đã theo chân những thương buôn Ấn Độ du nhập vào Chăm Pa.
  • Hải trình của con đường tơ lụa này xuất phát từ cực Tây là Roma qua các hải cảng trung cận đông như Cairo, men theo bờ biển Nam Ấn Độ, qua Thái Lan, vòng xuống eo Malacca để vào Thái Bình Dương với vương quốc Chăm Pa nằm ngay cửa ngõ vùng biển này.
nước mắm Tĩn là nước mắm Rin Nguyên Chất

NĂM 1693 | Việt Nam

(Hơn 300 năm trước)
  • Sau khi chúa sãi Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái thứ ba là công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Khoa cho vua Chămpa là Po Romé vào năm Tân Mùi 1631, người Việt đã tiếp cận cách làm nước mắm của người Chămpa. Từ “ủ chượp” nước mắm ngày nay cũng có nguồn gốc từ tiếng Chăm.
  • Người Việt tại Phan Thiết đã nâng kỹ nghệ làm nước mắm lên tầm cao hơn thành một ngành thương mại quan trọng với sự xuất hiện của thùng lều gỗ ủ chượp lượng lớn, sự ra đời của tĩn gốm đựng nước mắm và ghe bầu chuyên chở đi khắp cả nước từ năm 1693.
nước mắm Tĩn là nước mắm Rin Nguyên Chất

NĂM 2018 | Bảo tàng nước mắm tại Phan Thiết

  • Bảo tàng Làng Chài Xưa, bảo tàng nước mắm đầu tiên ra đời và nước mắm Tĩn xưa đựng trong bình gốm được hồi sinh.
  • Với hơn 2,000 ngàn năm từ khi xuất hiện và 300 năm phát triển tại Việt Nam, nước mắm đã trở thành quốc hồn quốc túy của dân tộc, xứng đáng được nghiên cứu, bảo tồn và ngành sản xuất nước mắm truyền thống xứng đáng được giữ gìn và trân trọng.

ông tổ nghề nước mắm

Hàng trăm năm trước, quan bát phẩm Trần Gia Hòa, kế thừa từ kỹ nghệ ủ chượp “mắm nước” của người Chăm đã tìm ra cách làm thùng lều gỗ từ những thương buôn châu Âu, nâng sản lượng mắm nước và cho vào các tĩn gốm (bình gốm) để chở bằng ghe bầu bán chạy nhất Việt Nam. Kể từ đó “mắm nước” được quen gọi dần bằng cái tên nước mắm như ngày nay và ông Trần Gia Hòa được xem như vị tổ nghề nước mắm Phan Thiết và Việt Nam.

50 năm qua, nước mắm tĩn dần mai một khi các nhà thùng lớn (hàm hộ) hầu hết sinh sống tại hải ngoại.  Các thế hệ 7X đến 10X của Việt Nam hoàn toàn không có khái niệm về nước mắm rin nguyên chất truyền thống với những que lều, chổi đắp lù, trấu lọc, gài nén, ủ chượp, que cá, đồng muối, lò tĩn, nước mắm rin, kéo rút, hàm hộ.

Đến 2018, bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa đã phục dựng 300 lịch sử và đưa nước mắm tĩn trong bình gốm ngày xưa quay trở lại với mong muốn lấp dần khoảng trống thế hệ này. Để mỗi khi đi dọc con đường nước mắm từ Phan Thiết ra Mũi Né các thế hệ trẻ sẽ hiểu là mình đang đi qua sông Cà Ty với những ghe bầu chở Tĩn khắp Việt Nam, đi qua cảng cá Phú Hài với những hạm thuyền dọc ngang của chúa Nguyễn, bên kia sông là tháp Chăm kỳ vĩ từng in bóng thủ phủ trấn Thuận Thành Pandura-nga với kỹ nghệ ủ chượp ngàn năm và để hiểu vì sao nước mắm xưa hút giới sỹ trí Nguyễn Thông, Hàn Mặc Tử, Hồ Lộng Địch đến thế.