Mâm ngũ quả ngày Tết gồm những gì? Cách bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa ngày Tết 3 miền

mâm ngũ quả ngày tết gồm những gì
5/5 - (2 bình chọn)

Mâm ngũ quả ngày Tết gồm những gì? Mâm ngũ quả gồm 5 loại trái cây khác nhau được trưng bày lên mâm, là một nét văn hóa truyền thống đặc trưng trong dịp Tết Nguyên Đán của dân tộc Việt Nam. Thông thường mâm ngũ quả ngày Tết sẽ được trưng trên bàn thờ tổ tiên, hay trên bàn tiếp khách. Vậy mâm ngũ quả gồm những gì? Cách bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa ngày Tết như thế nào? Cùng nước mắm Tĩn xem ngay qua bài viết này nhé!

Mâm ngũ quả ngày Tết là gì, có nguồn gốc do đâu?

Mâm ngũ quả ngày Tết là một nét văn hóa đặc trưng trong dịp Tết Nguyên Đán. Như tên gọi, mâm ngũ quả được trưng 5 loại trái cây khác nhau (có 5 màu sắc). Mỗi loại quả ( tên và màu sắc, hương vị của quả) sẽ có một ý nghĩ khác nhau. Tùy vào văn hóa đặc sản của vùng miền mà thể hiện sự mong muốn và khát khao một năm mới bình an, sung túc của gia chủ. 

Mâm ngũ quả ngày Tết là một nét văn hóa đặc trưng trong dịp Tết Nguyên Đán

Mâm ngũ quả có thể nói, có nguồn gốc lễ Vu Lan của Đạo Phật, mâm ngũ quả được nhắc trong kinh Vu-Lan-Bồn (Ullambana Sutra) có nói tới hình ảnh “trái cây 5 màu”, từ đó đã xuất hiện mâm ngũ quả với 5 màu sắc, 5 loại quả khác nhau. Theo quan niệm nhà Phật trái cây 5 màu tượng trưng cho ngũ căn: tín (lòng tin), tấn (ý chí kiên cường), niệm (ghi nhớ) , định ( tâm không loạn) và huệ (sáng suốt). Cho đến ngày nay, việc trưng bày mâm ngũ quả trong ngày lễ vu lan, vào dịp Tết,… vẫn được mọi người lưu truyền để trưng bày trong các dịp này, để bày tỏ lòng biết ơn, và mong những điều may mắn sẽ đến với mình.

Cách bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa ngày Tết 3 miền

Mâm ngũ quả ở miền Nam

Mâm ngũ quả ở miền Nam thường gồm các loại trái cây sau (Mãng cầu, trái dừa, đu đủ, xoài, sung) với ngụ ý là “cầu vừa sung (túc) đủ xài”. Với mong muốn năm mới đến sẽ sung túc, đủ đầy. Bên cạnh đó, kế bên mâm ngũ quả người miền Nam thường trưng kèm thêm một cặp dưa hấu trong dịp Tết. 

Mâm ngũ quả ở miền Nam thường gồm các loại trái cây sau (Mãng cầu, trái dừa, đu đủ, xoài, sung) với ngụ ý là “cầu vừa sung (túc) đủ xài”

Khác với người miền Bắc, người miền Nam thường kiêng kỵ chưng trái có tên mang ý nghĩa xấu, nên thông thường trong mâm ngũ quả họ sẽ thường không chưng các loại quả như sau:

  • Chuối: vì âm tên của trái chuối đọc như “chúi nhủi” 
  • Trái lê: lê lết, dễ thất bại, khó thành công
  • Trái táo: người Nam thường có tên gọi là quả “bom”
  • Sầu riêng: mặc dù người Nam rất thích ăn sầu riêng, nhưng thường trong những dịp lễ hay mâm ngũ quả loại quả này sẽ thường không xuất hiện. Vì cái tên của nó có ý nghĩa “khá buồn.

Mặc dù, ở mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những tập quán, phong tục riêng nên sự bày trí mâm ngũ quả cũng có chút khác biệt. Tuy nhiên, nếu xét chung thì việc trưng bày mâm ngũ quả trong dịp Tết cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt, vì khí thấy mâm ngũ quả là thấy “xuân về”. Đặc biệt hơn, mâm ngũ quả còn thể hiện lòng thành cung kính của những người con Việt với đất trời, tổ tiên, cha ông trong dịp Tết. Mong muốn một năm mới đủ đầy, an khang, thịnh vượng.

Mâm ngũ quả miền Bắc

Thường mâm ngũ quả ngày Tết của miền Nam sẽ khác so với miền Bắc. Nếu như miền Nam chọn những loại quả trên để chưng thì ở miền Bắc sẽ trưng các loại quả gồm: chuối, bưởi, hồng, đào, quất,…Và thường thi ở miền Bắc, sẽ không quá khắt khe về việc chưng mâm ngũ quả, hầu như các loại quả nào cũng có thể trưng, miễn là nhiều màu sắc. 

Màu sẵn trong mâm ngũ quả của người miền Bắc sẽ tuân theo ngũ hành

Màu sẵn trong mâm ngũ quả của người miền Bắc sẽ tuân theo ngũ hành bao gồm các màu tượng trưng cho các mệnh như:

  • Kim – Màu trắng (kim loại)
  • Mộc – Màu xanh lá (mộc gỗ)
  • Thủy – Màu xanh dương (thủy nước)
  • Thổ – Màu vàng (thổ đất)
  • Hỏa – Màu đỏ (hỏa lửa)

Là 5 màu sắc tượng trưng cho sự may mắn, gửi gắm ước mong của ông bà ngày xưa cho cuộc sống bình yên, êm ấm. Biết sắp xếp vận dụng hài hòa, Ngũ Hành sẽ tương sinh, tạo ra vượng khí.  Điều này giúp cuộc sống sung túc, sức khỏe dồi dào, tinh thần lạc quan, xua tan bớt âu lo, bệnh dịch.  

Ngày nay, người ta thường không quan trọng hay quá cứng nhắc về việc trưng bày ngũ quả nữa, mà càng ngày càng phong phú hơn trong việc trang trí có thể là: thập, bát,… nhìn chung, đều mong muốn một năm mới an khang, hạnh phúc.

Mâm ngũ quả miền Trung

Mâm ngũ quả miền Trung là sự giao thoa giữa miền Bắc và miền Nam, mâm ngũ quả miền Trung thường gồm: chuối, dừa, mãng cầu, xoài, đu đủ, sung,…

Đối với người miền Trung, việc chưng mâm ngũ quả đơn giản, không câu nệ hình thức

Vì miền Trung bao năm, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nên người miền Trung khá đơn giản trong việc trưng bày mâm ngũ quả. Đối với người miền Trung, việc chưng mâm ngũ quả đơn giản, không câu nệ hình thức, chủ yếu là cây nhà lá vườn, có gì lễ đấy, miễn là chỉ cần thành tâm là được.

Xem thêm các công thức nấu ăn cho ngày Tết: https://nuocmamtin.com/tin-tuc/

Cách chọn lựa trái cây ngon bày mâm ngũ quả Tết

  • Mâm ngũ quả ngày Tết thường sẽ được trưng trong ngày 29, 30 tết. Vì vậy, chúng ta nên mua hoa quả từ ngày 27-28, vì Tết kéo dài 3 ngày chính là từ mùng 1 đến mùng 3. Bạn nên chọn trái cây có độ chín vừa, không được chín quá, chọn loại quả tươi để cúng, không thâm hoặc bị dập nhất là chuối, mãng cầu vì sẽ khiến mâm ngũ quả không được đẹp, và khi trưng không được cứng cáp, và chín quá thì sẽ bị nhũn.
  • Dưa hấu nên chọn trái căng tròn, không bị trầy quá nhiều trên thân dưa hấu.
  • Chọn các quả phải còn tươi, xanh, có cuốn lá càng tốt. Đặc biệt phải hiểu ý nghĩa của từng loại khi trưng lên mâm. 
  • Lưu ý, nếu như có rửa trái cây, thì bạn phải cho trái cây ráo nước, dùng khăn giấy lâu hoặc để ráo nước tự nhiên, sau đó mới trưng được, nếu trưng luôn thì trái cây bị ẩm nước sẽ nhanh bị hư.

Xem thêm các công thức món ăn ngon cho ngày Tết: https://nuocmamtin.com/tin-tuc/

Cách trang trí mâm ngũ quả đẹp, đơn giản và ý nghĩa ngày Tết

Mâm ngũ quả gồm những gì? – Miền Nam

Một số hình ảnh trang trí mâm ngũ quả mà bạn có thể tham khảo

Mâm ngũ quả miền Nam khá đơn giản với ý nghĩa “Cầu vừa đủ xài sung”
Mâm ngũ quả đơn giản ngày Tết vừa đẹp, vừa đơn giản
Mâm ngũ quả được trang trí ở bàn thờ gia tiên

Mâm ngũ quả gồm những gì? – Miền Bắc

Trang trí thêm bình hồ lô giúp cho mâm ngũ quả thêm phần sinh động và đẹp mắt
Hình ảnh chuối và ớt trong mâm ngũ quả là nét đặc sắc ở miền Bắc
Mâm ngũ quả này với ý nghĩa cầu mong cho gia đình sung túc, vạn sự như ý và gặt hái được nhiều thành công.

Mâm ngũ quả ngày tết gồm những gì? – Miền Trung

Mâm ngũ quả ở miền Trung khá đơn giản, có gì lễ đấy.
Bạn có đoán được đây là mâm ngũ quả ở miền nào không?
Nếu bạn muốn đơn giản nhưng vẫn sang trọng thì có thể tham khảo mẫu mâm ngũ quả này

Lời kết

Mặc dù, có tên là mâm ngũ quả nhưng hiện nay như các bạn thấy trên hình, mâm ngũ quả được biến tấu cho thêm các loại trái cây khác tới thập, bát ngũ quả,…Nhưng tên gọi mâm ngũ quả vẫn không thay đổi khi nhắc đến một mâm trái cây vào dịp Tết nguyên đán, là mọi người đều biết. Hy vọng với những thông tin trên đây, nước mắm Tĩn đã trả lời cho bạn được mâm ngũ quả ngày Tết gồm những gì, và cách trang trí mâm ngũ quả đẹp trong dịp Tết Nguyên Đán. Chúc bạn luôn thành công và sức khỏe.