Nếu như bạn còn nhớ về lịch sử thì Chăm Pa từng là một quốc gia cổ độc lập qua rất nhiều thời kỳ, cụ thể là thừ năm 192 cho đến tận năm 1832. Với lãnh thổ trải dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho tới tận Bình Thuận ở phía Nam, từ biển Đông cho đến miền núi phía Tây nước Lào ngày nay. Chính vì lẽ đó mà Chăm Pa là nơi chứa đựng rất nhiều điều huyền bí, ấn tượng, những tín ngưỡng đa dạng và luôn được gìn giữ cho đến tận bây giờ. Đến thời điểm hiện tại khi Chăm Pa đã sát nhập với đất nước ta thì vẫn còn vô số di tích cổ để lại cho chúng ta chiêm ngưỡng và khám phá. Điều thú vị nhất có lẽ vẫn là tín ngưỡng thờ cúng những linh vật của người Chăm Pa, hãy cùng đi tìm hiểu về những linh vật được thờ cúng này nhé!
Mục lục
Tôn Giáo Của Người Chăm Và Hình Thành Tín Ngưỡng
Theo lịch sử ghi nhận thì người Chăm theo tôn giáo chính là Agama Cham hay còn được công nhận là Chăm giáo, tuy nhiên vẫn có một số khác theo các tôn giáo khác như Hồi giáo, Phật giáo hay đạo Bà La Môn. Nhưng nhìn chung phát triển mạnh mẽ nhất và để lại những di sản thú vị nhất cho đến tận bây giờ thì có lẽ vẫn phải nhắc đến tôn giáo chính của họ, tức là Chăm giáo. Với tư duy nhị nguyên đối lập làm nền tảng cho họ, dùng quy luật lưỡng hợp để sáng tạo ra nhiều hoạt động cũng như thờ cúng.
Chính vì vậy mà chúng ta đến bây giờ vẫn còn có thể chiêm ngưỡng được những linh vật mà người theo Chăm giáo, hay người Chăm Pa thờ cúng. Và phổ biến nhất cũng như được thấy nhiều nhất có lẽ vẫn là Linga và Yoni.
Tục thờ hai linh vật này được xuất phát từ cộng đồng người sống ở vùng lưu vực Indus, thuộc chủng tộc Sumerian và Dravidan. Tín ngưỡng này cũng được cho là gắn liền với thần thoại thần mẹ và việc thờ cúng âm lực, vì họ coi sinh thực khí chính là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo trên thế gian này.
Vì Sao Lại Là Linga Và Yoni?
Thật ra biểu tượng về Linga và Yoni đều có nguồn gốc của nó, bắt đầu từ khi Ấn Độ giáo ra đời thì theo thần thoại kể về Siva – đây cũng chính là vị thần xuất hiện đầu tiên trong hình dạng là một cột lửa hình dương vật. Chính từ đó mà con người ta đã biểu tượng hóa hình tượng Linga và Yoni để thờ thần Siva, từ sau đó họ coi Linga là biểu tượng cho đặc tính dương, còn Yoni là biểu hiện cho đặc tính âm của thần. Còn nếu như Linga kết hợp với Yoni hay người ta vẫn thường gọi là Linga-Yoni thì đấy chính là biểu tượng hiện thân của sự sáng tạo mà thần Siva hiện hữu có được.
Và từ đó chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp bộ phận sinh thực khí Linga-Yoni tại các nơi thờ cúng trong tháp Chăm, nó cũng chính là biểu tượng cho thần Siva hướng tới sự sinh sôi, phát triển của mọi vật. Và Linga hay Yoni không những chỉ được tôn thờ tại Ấn Độ mà còn được du nhập văn hóa ở rất nhiều nơi khác nhau, nhất là các nước có sự tiếp thu và ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, trong đó có cả Chăm pa thời bấy giờ.
Thế nhưng như người ta đã phát hiện được thì Linga và Yoni ở Chăm pa có rất nhiều đặc biệt riêng biệt, ngoài ra cũng giữ số lượng Linga-Yoni nhiều, từ hình dáng đa dạng cho đến kích thước phong phú, đặc biệt lớn không nơi nào có được như ở Chăm pa.
Muôn Hình Vạn Trạng Linh Vật Của Người Chăm Pa
Nói đến hình dạng của linh vật thì cũng không ở đâu có được sự đa dạng và khác biệt như ở Chăm pa cả. Thường thì Linga trong điêu khắc của người Chăm pa sẽ có một đặc điểm chung là trên đầu Linga thường được làm hơi bằng, chỉ có một số hiếm hoi là có hình vòng cầu hoặc hình chóp mà thôi.
Linga cũng có khoảng ba loại cơ bản, thì ở Chăm pa phổ biến nhất là loại gồm có ba phần, phần trên là khối hình trụ tròn, phần dưới là khối hình bát giác, phần dưới cùng là một khối vuông. Đây cũng chính là thể hiện ý niệm tôn thờ cả ba vị thần của Ấn Độ giáo gồm Brama, Visnu, Siva, hay còn được gọi với cái tên là “Tam vị nhất linh”, hay nói cách khác đây cũng chính là cách để Chăm pa thể hiện ý nghĩa nhấn mạnh yếu tố vương quyền của mình. Ngoài nghĩa này ra thì người ta còn hiểu rằng đấy là ý nghĩa triết học của duy vật tự phát về sự giải thích cho quá trình phát sinh, phát triển rồi diệt vong của toàn bộ sự vật trên trái đất này.
Ngoài ba loại trên thì Linga còn có một loại hình cực kỳ hiếm gặp, đó là loại hình có mặt người trên đỉnh, loại này được gọi là Mukka-Linga. Trong toàn thể thời gian của đất nước Chăm pa mới chỉ có thấy một trường hợp ở trong lòng tháp chính Po klaun Garai, đây cũng có thể coi là hình tượng biểu thị của vua Po klaun Garai đối với mọi người. Trong trường hợp này chúng ta có thể hiểu linh vật Linga này là muốn nhấn mạnh sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền một cách hòa hợp và chặt chẽ với nhau.
Cùng Tìm Hiểu Văn Hóa Trong Một Bảo Tàng Độc Đáo
Nếu bạn chưa biết thì ở Phan Thiết cũng có một bảo tàng rất đặc biển được mang tên là Bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa. Ở đây tái hiện hết tất cả lịch sử và những giai đoạn mà Phan Thiết được dựng xây lên cho đến bây giờ, ngoài ra còn cho phép du khách tận mắt chứng kiến quá trình làm nước mắm truyền thống đặc trưng và đặc biệt như thế nào.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều hoạt động thú vị khác, chúng ta còn được đặt chân đến các vùng đất khác nhau, khám phá các văn hóa vùng miền nơi này, nhất là với đồng bào dân tộc Chăm hiện tại, với những di tích lịch sử của người Chăm đáng để tìm hiểu. Vì vậy nếu bạn là một người yêu thích khám phá, cũng như thích tìm hiểu lịch sử thì không thể bỏ qua được địa điểm Bảo Tàng nước mắm Làng Chài Xưa độc nhất tại Việt Nam đấy nhé!
Xem thêm bài viết về câu chuyện tình của Hàn Mặc Tử trong bảo tàng nước mắm: https://nuocmamtin.com/thu-vi-voi-moi-tinh-cua-ba-mong-cam-va-nha-tho-han-mac-tu/
Nguồn hình: sưu tầm