Hồ lộng địch – “hàm hộ nước mắm” Quảng Trị khởi nghiệp tại đất Phan Thiết

Hàm Hộ Nước mắm Hồ Lộng Địch
5/5 - (1 bình chọn)

“Nước nước non non một cõi này
Lâu đài ai dựng tháp ai xây
Sương dầm nắng dãi lờ gan đá
Gió dập mưa dồn tủi phận cây
Tuồng thế tang thương bao lớp sóng
Cuộc đời thành bại mấy chòm mây
Đường lên cõi phúc tìm đâu thấy
Thấy cảnh đau lòng khách tỉnh say.”
(Vịnh Lầu Ông Hoàng)

Nhắc đến Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết, người ta sẽ nghĩ ngay đến mối tình lãng mạn của thi sĩ Hàn Mạc Tử và người con gái xinh đẹp Mộng Cầm. Nhưng ít ai biết được, về sau bóng hồng xinh đẹp ấy đã nên duyên vợ chồng với một người đàn ông tài năng và trí tuệ Hồ Lộng Địch.

Với tình yêu và lòng nhiệt thành của mình, ông Địch đã nhận được cái gật đầu của người đẹp Mộng Cầm. Khi đã yên bề gia thất tại quê vợ Phan Thiết, ông đã dùng tài năng và tâm sức của mình để đóng góp cho sự hình thành và phát triển của xứ Phan – nơi được ông thân thương gọi là quê hương thứ 2.
Người con vùng đất anh hùng

Ông Hồ Lộng Địch sinh năm 1907, trong một gia đình đông con thuộc miền cát nóng Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Cha ông học hành đỗ đạt, giữ chức huyện nên ông và các anh em đã được cha giáo dục và uốn nắn nề nếp rất kĩ. Người cha cũng là người thầy đầu tiên đã dạy ông bài học về sự cần cù , chịu khó, về tinh thần hiếu học và kiên trì vượt khó của truyền thống dân tộc.

Ngay từ nhỏ, ông Địch đã bộc lộ trí thông minh, sáng dạ hơn với các anh em và các bạn đồng trang lứa. Ông cũng là người “cầm đầu” bọn trẻ trong làng, khi nghĩ ra rất nhiều trò chơi mới lạ và hấp dẫn. Càng lớn, sự thông minh và tài trí của ông càng thể hiện rõ. Nhận thấy được tương lai rộng mở của cậu học trò Lộng Địch, ông giáo làng đã khuyên cha cậu nên cho cậu được học hành tử tế, dùi mài kinh sử để sau này đỗ đạt công danh, giúp đỡ đất nước và nhân dân.

Với trí thông minh, sáng dạ và sự chăm chỉ của mình, sau khi học xong tiểu học, ông Địch thi đậu vào trường Quốc học Huế – một ngôi trường danh tiếng mà biết bao người mơ ước được theo học. Nhưng học được vài năm thì sóng gió ấp đến, cha ông mất….mẹ ông thì tuổi già đau ốm, nhà cũng chằng có của cải gì, cuộc sống vô cùng vất vả. Tuy nhiên, dù khó khăn nhưng anh em ông lại vô cùng yêu thương và đùm bọc nhau. Nhờ có các anh chăm lo, mà ông mới có thể chuyên tâm học hành ở Huế.

Số phận đưa đẩy ông ” hàm hộ ” lưu lạc

Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo miền Trung, cuộc sống khó khăn và cằn cỗi như chính đặc trưng ở đây, khiến anh em của ông ai cũng có khát vọng vươn lên thoát nghèo, thay đổi số phận. Thế là cứ từ từ, hết người này đến người kia quyết định rời quê hương và đi tìm đến những “vùng đất hứa”. Gia đình ông cũng từ đó là cách biệt, mỗi người mỗi phương, lưu lạc khắp mọi miền đất nước. Còn ông, sau khi hoàn thành chương trình học ở trường Quốc học Huế với kết quả xuất sắc thì quyết định nam tiến vào Sài Gòn lập nghiệp.

Hàm Hộ Nước mắm Hồ Lộng Địch

Tốt nghiệp với tấm bằng tú tài và khả năng tiếng Pháp lưu loát, ông Địch dễ dàng xin vào làm nhân viên học cho một bác sĩ giỏi người Pháp làm việc tại Grall (bấy giờ là bệnh viện Đồn Đất, nay là bệnh viện Nhi Đồng 2 tại TP.Hồ Chí Minh). Theo chân bác sĩ người pháp, ông có cơ hội được tiếp cận với nền khoa học tiến tiến lúc ấy, làm quen với phòng thí nghiệm và được học hỏi chuyên sâu, am hiểu nhiều hơn về các loại hóa chất.

Với bản tính hiền lành, cần cù và chân chất của người con miền Trung, ông được một nhân viên phòng thí nghiệm người Pháp hướng dẫn, chia sẻ về những kiến thức cơ bản về qui trình thí nghiệm và các kinh nghiệm để thực hành. Vốn sẵn sự thông minh, nhanh nhẹn và sự chăm chỉ, chịu khó tìm hiểu và nghiên cứu thêm qua tài liệu, sách vở của người bạn Pháp, nên chỉ sau một thời gian, ông Địch đã trở thành nhân viên chính thức trong phòng thí nghiệm của bệnh viện Grall.

Sau quá trình làm việc thực tế, được tiếp xúc và học hỏi nhiều hơn nhưng ông Địch vẫn không ngừng trau dồi và tìm hiểu thêm những kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực sinh hóa. Nhận thấy tài năng và sự học hỏi không ngừng của ông, vị bác sĩ người Pháp đã khuyến khích ông thi tuyển vào viện Y Pasteur Sài Gòn.

Sau đó, ông đã trúng tuyển vào ngạch nhân viên phòng thí nghiệm vật thực của viện Pasteur – một chức danh khoa học vô cùng danh giá lúc bấy giờ. Tự hào hơn nữa khi ông Địch là người Việt Nam duy nhất làm việc trong phòng thí nghiệm này.

Xem bài bí quyết lựa nước mắm ngon: https://nuocmamtin.com/uncategorized/tin-tuc/bi-quyet-de-chon-nuoc-mam-nguyen-chat-cho-ngon/

Cơ duyên đưa ông đến với Phan Thiết?

Năm 1932, người anh thứ của ông – người đã có thay cha lo cho ông và các em ăn học, người đã vất vả để anh có được học vị như ngày hôm nay, chẳng may bị tai nạn, sức khỏe suy yếu và hoàn cảnh lại rất khó khăn. Nhận được tin, ông quyết xin nghỉ tại viện Pasteur – một công việc mà bao người mơ ước để về Phan Thiết, chăm sóc cho anh trai và các cháu.

Nhưng viện Pasteur Sài Gòn không muốn mất đi một người tài giỏi nên ngỏ ý muốn ông ở lại, hứa sẽ tăng lương và cho ông sang Pháp du học. Tuy rất yêu nghề và muốn cống hiến thêm cho khoa học nhưng ông đành từ chối, vì với ông, anh em và gia đình chính là điều quan trọng nhất.

Thế là ông chiều hôm ấy, ông lên chuyến tàu từ Sài Gòn về Phan Thiết, tiếng còi tàu vang to, vội vã như chính sự lo lắng của ông dành cho gia đình, như chính ý chí quyết tâm lập nghiệp tại vùng đất miền này. Với sự thông minh, nhanh nhạy của mình, ông nhanh chóng hiểu, nắm bắt được tình hình, nhu cầu chung của đô thị Phan Thiết (lúc ấy đang được chính quyền thuộc địa cai trị) và có có được cơ hội kinh doanh.

Dù là “tay ngang”, nhưng ông không ngại ngó, ngại khổ, mà tự tìm tòi và học nghề thầu khoáng. Chỉ sau một thời gian ngắn, tên tuổi Hồ Mộng Địch nổi như cồn và được đánh giá cao trong giới thầu khoán. Nhiều công trình xây dựng qui mô lớn của chính quyền thuộc địa hay các công trình dân trình vừa, nhỏ của người dân xứ Phan thời đó đều đến tay ông. Nhưng không hề tự hài lòng với những thành tích đó, ông mở thêm xưởng gỗ và đóng đồ nội thất.

Nhờ khả năng tiếng Pháp lưu loát của mình và mối quan hệ rộng rãi, ông dễ dàng thắng thầu ở hạng mục cung cấp thiết bị nội thất cho khu nhà nghỉ dưỡng 23 căn của Pháp ở biển Thượng Chánh. Nhờ trúng được gói thầu lớn, đã mang cho ông lợi nhuận rất lớn và uy tín trong ngành nội thất.

Nhờ vậy mà ông trúng thầu liên tục, đặc biệt trong giai đoạn 1930 đến 1945, ông được xem là “ông lớn” trong ngành xây dựng và sản xuất đồ nội thất tại Phan Thiết. Tiềng lành đồn xa, sản phẩm nội thất của công ty ông còn được bán cho những địa phương lân cận như Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn và Lục tỉnh Nam Kỳ.

nhà của ông Hồ Lộng Địch hàm hộ nước mắm ngon

Gây dựng sự nghiệp vững chắc nhưng mãi đến sau này, ông mới gặp và đem lòng yêu người con gái xinh đẹp Mộng Cầm. Từ lâu, bà Mộng Cầm đã nghe danh và có sự quý trọng với người đàn ông tài giỏi Hồ Lộng Địch. Nhưng qua nhiều lần gặp gỡ và tìm hiểu, một tâm hồn giàu lãng mạn và yêu chuộng văn thơ đã tìm được sự đồng điệu với một tâm hồn giàu tình yêu thương và quý trọng những giá trị của cuộc sống.

Đến năm 1942, sau khi ngỏ lời và nhận được cái “gật đầu đồng ý” của Mộng Cầm, thì hai người mới “thành gia lập thất” và có được 3 người con gái, 1 người con trai.

Xem thêm bài viết về công đức của các vị Hàm Hộ nước mắm xưa: https://nuocmamtin.com/uncategorized/tin-tuc/ke-chuyen-ve-cong-duc-cua-sau-dai-gia-nuoc-mam-xua/

Con đường từ “ông lớn” ngành thầu xây dựng trở thành “hàm hộ nước mắm” Phan Thiết

“Hàm hộ” là từ dùng để chỉ những những “đại gia” trong ngành nước mắm, là những người sở hữu số lượng lớn nhà thùng sản xuất nước mắm. Nhưng tại sao ông Hồ Lộng Địch lại được gọi là “hàm hộ” ? Đó chính là sự ưu ái mà người dân xứ Phan dành riêng cho ông, bởi những đóng góp to lớn và quan trọng của ông sự phát triển của ngành sản xuất nước mắm truyền thống tại Phan Thiết.

Theo đó, vào những năm 1975, chính quyền lúc bấy giờ có quy định rằng: nước mắm trước khi xuất xưởng và tiêu thụ trên thị trường phải được kiểm định chất lượng. Nếu phát hiện sản phẩm nào vi phạm, không có giấy kiểm định sẽ bị phạt rất nặng và cấm kinh doanh.

Vào lúc bấy giờ, phòng kiểm định chỉ có ở Sài Gòn. Nhận thấy ngành nước mắm đang phát triển và qui định phải kiểm duyệt chất lượng nước mắm trước khi đưa ra thị trường, ông Hồ Lộng Địch – cựu nhân viên của viện Pasteur Sài Gòn đã mở phòng thí nghiệm, kiểm định chất lượng nước mắm đầu tiên và uy tín nhất tại Phan Thiết.

Với kiến thức, sự hiểu biết và kinh nghiệm, uy tín từ những ngày còn làm ở viên Pasteur, ông đã được cấp phép mở phòng kiểm định nước mắm. Những thiết bị kiểm tra, xét nghiệm và phân tích mà ông sử dụng đều được nhập khẩu từ nước ngoài.

Tuy là phòng kiểm định tư nhân, nhưng mọi hoạt động kiểm định của ông đều chịu sự quản lí rất chặt chẽ và nghiêm ngặt của viện Pasteur Sài Gòn và chính quyền địa phương. Bởi đó là điều kiện cốt yếu để phòng thí nghiệm có thể công tâm – minh bạch trong việc kiểm định chất lượng nước mắm trước khi đem ra tiêu thụ trên thị trường.

Kiểm dịch của Hồ Lộng Địch

Nếu phát hiện được bất kì sự thông đồng, gian dối nào giữa các “hàm hộ” và phòng kiểm định nhằm thu lợi bất chính thì sẽ bị phạt tù và cấm hành nghề vĩnh viễn. Và tất nhiên, bằng kiến thức và sự công tâm của mình, ông đã kiểm định chất lượng một cách chính xác nhất và tạo được rất nhiều uy tín.

Những cơ sở sản xuất ở xa như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Quốc,… đều gửi mẫu nước mắm đến viện xét nghiệm của ông và được cấp giấy chứng nhận. Nhưng nhờ có phòng kiểm định của ông, nước mắm Phan Thiết được kiểm định chất lượng một cách nhanh nhất, ít tốn các chi phí nhất và có thể nâng cao chất lượng nước mắm.

Nhờ vậy đã tạo được sự tin tưởng về chất lượng cho nước mắm Phan Thiết, thúc đẩy sự phát triển sản xuất nước mắm tại địa phương lúc bấy giờ. Có thể nói, nhờ uy tín của việc kiểm định chất lượng, nước mắm Phan Thiết được rất nhiều người tin dùng và được chở đi bán khắp cả nước, ra đến miền bắc, miền Trung và lục tỉnh Nam Kỳ, chiếm thị phần lớn của cả nước.

Vì vậy mà về sau, người dân Phan Thiết mới gọi ông là “hàm hộ” Hồ Lộng Địch, để ghi nhớ những đóng góp to lớn của ông sự phát triển của ngành nước mắm Phan Thiết.

Đến năm 1973 thì ông Hồ Lộng Địch qua đời và được an táng tại Phan thiết – nơi được ông xem như quê hương thứ hai của mình.

Muốn mua nước mắm Phan Thiết truyền thống thì mua ở đâu?

Nhờ những Hàm Hộ chân chính như ông Hồ Lộng Dịch mà nước mắm Phan Thiết ngày xưa được vang danh khắp nơi, đi đến Phan Thiết thì nhất định phải thứ mua nước mắm rin được đựng trong những tĩn gốm về để dành ăn từ từ hoặc tặng làm quà.

Nước mắm ngon truyền thống của phan thiết

Xem thông tin chi tiết sản phẩm nước mắm Tĩn: TẠI ĐÂY

Ngày nay, khi bạn đi đến Phan Thiết và muốn mua nước mắm cốt nhỉ (nước mắm nhỉ nước đầu) thì nhất định phải ghé bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa tọa lạc ở Phú Hài (Phan Thiết) để mua nước mắm cá cơm là nước mắm rin chính hiệu được đựng trong Tĩn gốm về làm quà.