Nước mắm chưa bao giờ là xa lạ đối với hầu hết chúng ta – thứ gia vị luôn có sẵn trong mỗi gian bếp của mỗi gia đình, vốn đã có mặt từ rất lâu về trước, lịch sử ghi nhận về thời gian xuất hiện của nước mắm là khoảng hơn 300 năm tuổi, chính vì thế mà nước mắm ngon truyền thống trong quá khứ có rất nhiều khoảng thời gian hưng thịnh, trong đó còn nổi lên rất nhiều Hàm hộ nước mắm của Phan Thiết ngày xưa.
Để nói về những hàm hộ nước mắm xưa thì có đến 6 đại gia nước mắm được coi là đã làm rất nhiều việc thiện, việc tốt để giúp đỡ dân vùng Phan Thiết nói riêng, và cả nền kinh tế nước nhà nói chung. Họ là những ai, họ đã giúp đỡ những gì, vì sao họ được dân chúng tôn vinh? Để trả lời hết những câu hỏi này chi bằng chúng ta cùng đi tìm hiểu về công đức của 6 đại gia nước mắm ngày xưa.
Các bài viết bạn có thể quan tâm:
Thị Trường Nước Mắm Truyền Thống Việt Nam Ra Sao?
[ Xem Ngay] Cách nhận biết nước mắm truyền thống và công nghiệp
Nước Mắm Truyền Thống Và Những Câu Chuyện Chưa Kể
NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG VÀ 7 LỢI ÍCH BẤT NGỜ BẠN CHƯA BIẾT
Lịch sử hình thành ngành nước mắm truyền thống Phan Thiết
Mục lục
Hàm Hộ Nước Mắm Nổi Tiếng Phan thiết Bà Lục Thị Đậu
Đầu tiên phải kể đến đứng đầu danh sách về những hàm hộ nước mắm Phan Thiết xưa thì không thể nào không nhắc đến người phụ nữ nhỏ bé chịu thương chịu khó Lục Thị Đậu. Bà chính là người đã dùng tiền kinh doanh nước mắm rin ngon của mình để mở con đường Phan Thiết – Mũi Né mà thời bấy giờ chưa ai dám làm.
Để nói về công sức của bà thì chắc hẳn người ta sẽ nhắc đến thời gian khoảng thập niên 30 thế kỷ trước, khi mà chủ yếu các giao thương, vận chuyển đi lại từ Mũi Né đến những nơi khác đều hầu hết sử dụng bằng đường biển. Bởi vì sự bất lợi do đặc thù của Mũi Né chính là một bãi ngang, vì vậy mà đường biển từ Mũi Né đi tới những nơi khác chỉ được di chuyển thuận lợi trong sáu tháng mùa gió Nam, còn lại thì đến mùa gió Bắc việc đi lại hết sức khó khăn vì ngược gió ngược dòng.
Ngoài vấn đề chỉ có đường biển để giao thương đi lại ra, thì đường trên bộ đi từ Phan Thiết đi Mũi Né hầu như không có, quanh đi quẩn lại chỉ có đường mòn bộ rất nhỏ và gập ghềnh sỏi đá hoặc là phải đi ngựa mới may ra đi nổi.
Địa hình này cũng không lạ gì, vì do chủ yếu toàn là cát nóng, mỗi khi gió thổi mạnh sẽ gây cản trở đi lại và không đảm bảo an toàn do nạn trộm cướp thường xuyên xảy ra, chính vì vậy mà ít ai dám mạo hiểm thông thương để đi bằng con đường mòn này cả. Bởi lẽ đó nên hoạt động giao thông, giao thương và ngay cả đời sống của người dân tại Mũi Né Phan Thiết gặp phải hết sức khó khăn.
Hiểu và thông cảm được với những khó khăn đó, cũng như là tự tìm đường mở rộng thị trường buôn bán cho chính bà cùng các thương buôn khác, bà Đậu đã đề xuất với chính quyền bảo hộ để bà bỏ tiền ra làm con đường xe hơi từ Phan Thiết đi Mũi Né. Cuối cùng phải mất 3 năm mới hoàn thành xong tuyến đường gần 20km này vào năm 1922 đây cũng là một sự kiện quan trọng ở Trung Kỳ. Trước hành động nghĩa hiệp này, triều đình Huế đã tặng cho bà Đậu bốn chữ “Hào Nghĩa Khả Gia”.
Có thể bạn quan tâm: https://nuocmamtin.com/uncategorized/tin-tuc/nuoc-mam-phan-thiet-truyen-thong-hon-300-nam/
Ông Tổ Ngành Mắm Trần Gia Hoà
Người Hàm hộ tiếp theo trong số các đại gia nước mắm Phan Thiết mà người dân gọi ông với cái tên trìu mền là ông Bát Xì, nếu nói đến ông tổ của ngành nước mắm của Việt Nam thì không đâu khác chính là ông, ông cũng được mệnh danh là ông tổ của các hàm hộ Phan Thiết.
Dưới triều vua Nguyễn ông đã được vua ban chức quan bát phẩm vì có công thương mại hóa ngành nước mắm truyền thống bằng cách sử dụng tĩn gốm để đựng nước mắm, và phân phối nước mắm nguyên chất truyền thống khắp Việt Nam bằng đường thủy với những chiếc ghe bầu. Chính vì vậy mà người xưa vẫn quen gọi ông là ông Bát Xì.
Nếu như bạn để ý thì có một cây cầu ngay góc đường Lê Thị Hồng Gấm – Yersin được xây dựng lên, cây cầu này người ta quen gọi là cầu Bát Xì vì do chính ông bà Bát Xì xây dựng để bắc qua con rạch từ phía Phú Tài chảy ra sông Cà Ty.
Chẳng những thế mà người đời sau này còn có câu “nhất Xì nhì Đậu” chính là để nói đến 2 đại gia này nước mắm Phan Thiết này. Cuối đời, tài sản của ông Xì có đến gần 70 căn nhà phố, riêng ở đường Ngô Sĩ Liên ông có nguyên cả dãy phố 15 căn thẳng phía chợ lớn Phan Thiết.
Hàm Hộ nước mắm Ông Cửu Phùng
Nếu bạn đã từng nghe hoặc biết đến thương hiệu nước mắm Kiết Thành thì bổ sung thêm thông tin cho bạn rằng đây cũng chính là cái tên của người sáng lập ra hãng nước mắm này, hay có nhiều người gọi ông bằng cái tên: ông Cửu Phùng. Ông cũng là người có xuất thân từ Phan Thiết, sau này khi lớn lên ông đã tìm ra con đường đi của riêng mình bằng cách đến Phú Quốc.
Sau đó Kiết Thành đã cố gắng áp dụng những gì đã được học và đưa kỹ thuật chế biến nước mắm đó phổ biến trên hòn đảo này, việc làm của ông đã giúp ích rất nhiều khiến nước mắm Phú Quốc được nhiều người biết đến hơn. Ngoài ra, ở Phú Quốc thì ông Cửu Phùng cũng được người dân đảo tôn vinh và được xem như tổ nghề của nước mắm ở Phú Quốc vậy.
Và thương hiệu nước mắm nổi tiếng của hãng chính là loại nước mắm có nhãn hiệu “3 con cua” lừng danh ngày nào, tuy nhiên nó đã bị 1 thương hiệu Thái Lan làm nhái giống hệt khiến mọi người nhầm tưởng và hiện nay bà con Việt Kiều vẫn đang ăn, nhưng không biết rằng đấy là nước mắm công nghiệp của người Thái chứ không phải thương hiệu Kiết Thành lừng danh Phú Quốc, đáng lẽ ra ai có nhu cầu mua dùng thì cũng phải tìm hiểu và xem xét thật kĩ mới phải.
Xem thêm: https://nuocmamtin.com/uncategorized/tin-tuc/san-xuat-nuoc-mam-truyen-thong/
Hàm Hộ Nước Mắm Bà Nguyễn Thị Tuất (bà Hồng Hương)
Bà Nguyễn Thị Tuất hay còn được gọi với cái tên khác là bà Hồng Hương, bà là người đã có công khá lớn cho việc phát triển đô thị thời bấy giờ của Phan Thiết từ tiền kinh doanh nước mắm của mình. Việc bà có được sự nghiệp kinh doanh phát triển và thu được nhiều thuận lợi cũng đều có lý do cả, bởi vì bà vốn nổi tiếng với bí quyết nghiên cứu để làm cho ra nước mắm nguyên chất tuyệt ngon, với hương vị đặc trưng làm người ăn khó có thể quên được.
Đã có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này, nhiều người thắc mắc rằng tại sao cũng vẫn chỉ là cá, thế nhưng tại sao nước mắm truyền thống Phan Thiết của bà lại nổi tiếng thơm ngon khác biệt đến như vậy. Bà chắc hẳn là đang giữ riêng trong mình bí quyết gì chăng?
Và câu chuyện của bà cứ thế như một giai thoại khiến nhiều bậc cao niên lão luyện trong nghề nước mắm kể lại rằng: trước đây hầu như trong giới dân hàm hộ này ai cũng đều nghe danh về câu chuyện bí quyết làm nghề nước mắm của bà. Cuối cùng thì bà cũng đã hé lộ ra bí quyết riêng của mình, đấy chính là nước mắm thành phẩm cuối cùng trước khi được đưa ra để xuất bán sẽ được bà Hồng Hương dùng công thức riêng.
Đổ đầy thùng lớn đủ chứa 12.000 lít sau đó bà sẽ cho vào lần lượt 3 đến 4 xe bò nước hến được lấy từ giếng đào trên động cát có màu trắng đục đặc trưng ở khu vực xóm lò tĩn mà nay chính là đường Trần Quý Cáp thuộc phường Đức Long, Phan Thiết, rồi sau đó mới trộn đều cả nước mắm lẫn nước hến đó lại. Cuối cùng sau khi pha chuẩn tỷ lệ với lượng nước hến này thì cho ra được mẻ nước mắm có vị dịu hơn, và sở hữu một vị ngọt đặc trưng riêng biệt làm nên tên tuổi thương hiệu nước mắm của bà.
Có thể bạn quan tâm: https://nuocmamtin.com/cau-chuyen-thuong-hieu-nuoc-mam/
Hàm Hộ Nước Mắm Bà Nguyễn Thị Quyễn (bà Cửu Sanh)
Bà Nguyễn Thị Quyển hay còn gọi là bà Năm Quyễn vốn cũng có một cuộc đời cơ cực, sau khi lấy chồng bà đã quyết tâm gầy dựng cơ nghiệp cùng nhà chồng. Giữa tình hình rối ren của nước nhà từ những năm 1942 rồi nạn đói cuối năm 1944 xuất hiện, các sự kiện khác cứ liên miên xảy ra khiến cho nhiều hàm hộ nước mắm đều phải giảm quy mô sản xuất của mình lại hoặc có khi là đóng cửa luôn vì chẳng có thị trường để bán.
Không chịu khuất phục số phận, bà một mình cùng đàn con thơ chèo chống lại cơ sở nước mắm truyền thống của gia đình chồng, thế rồi chẳng lâu sau đó thương hiệu nước mắm Hoàng Hương chính là một trong những thương hiệu nước mắm đầu tiên xuất hiện trở lại thị trường sau những năm tháng chiến tranh.
Hồi này nhắc đến nước mắm Hoàng Hương là nhắc đến sự nổi tiếng khắp các vùng Tây Ninh, Trảng Bàng, Sông Bé, Bình Long, Bình Phước… do nước mắm thương hiệu của bà có vị mặn và độ đạm cao, lại còn được đựng trong tĩn sành khiến người dân ở đây cực kỳ ưa chuộng.
Sau này khi kinh tế có phần khá giả bà đều giúp đỡ người dân chài gặp khó khăn, nhưng gia đình nào gặp khó khăn, bệnh tật, ghe thuyền mà hư hỏng, dân chài đều tìm đến bà và được bà giúp đỡ tận tâm.
Xem bài viết thăng trầm làng nghề nước mắm tại đây: https://nuocmamtin.com/uncategorized/tin-tuc/thang-tram-lang-nghe-nuoc-mam-truyen-thong/
Hàm Hộ Nước Mắm Ông Dương Quang Thiết (con rể bà Hồng Hương)
Nhắc đến ông Dương Quang Thiết là nhắc đến một hàm hộ đầy tài năng và kinh nghiệm, ông vốn được sinh ra trong một gia đình đầy đủ tình yêu thương, tuy nhiên xảy ra nhiều biến cố mà gia đình gặp nhiều khó khăn. Quyết vượt khó, ông được nhận vào làm tại cơ sở nước mắm của người quen, sau đó tự mở thương hiệu riêng cho mình.
Sau này khi lập gia thất, ông lại cưới con gái của bà chủ hiệu nước mắm danh tiếng Hồng Hương. Ông là người có rất nhiều đóng góp cho nền nước mắm ngon truyền thống nước nhà nói chung và Phan Thiết nói riêng.
Ông còn được bầu làm chủ tịch nghiệp đoàn nước mắm Phan Thiết trước năm 1975, đưa nền thương mại nước mắm gặt hái được nhiều thành công cũng như cùng bước qua những giai đoạn khó khăn cùng các chủ doanh nghiệp.
Nói đến các hàm hộ nước mắm ngày xưa ta cũng mới nhớ đến nước mắm bây giờ, sự tiện lợi và nhanh gọn đang là cái cớ để nước mắm công nghiệp ngày càng bành trướng, mà chúng ta quên đi mất rằng nước mắm truyền thống mới là nước mắm nguyên chất đậm đà, cho ra được chuẩn hương vị cho mỗi món ăn của người Việt. Chính vì thế, nếu như bạn yêu thích nước mắm truyền thống thì không thể bỏ qua thương hiệu Nước mắm Tĩn, với công thức 300 năm tuyển chọn cùng hương vị độc đáo làm ngon ngọt thêm bữa cơm gia đình.
Nguồn hình: sưu tầm.