Chuyện kể hàm hộ nước mắm cuối cùng của Việt Nam

Hàm hộ nước mắm Dương Quang Thiết
5/5 - (1 bình chọn)

Nhắc đến nghề làm nước mắm rin (mắm nhỉ nước đầu) truyền thống thì không thể nhắc đến những người đã làm ra thứ gia vị độc đáo này. Và ở Phan Thiết thời bấy giờ có rất nhiều người đã giàu lên nhờ nghề làm nước mắm ngon truyền thống, những người đó thường được dân vùng gọi với cái tên là Hàm Hộ.

Hàm hộ giống như một chức danh mà để người đời nhìn vào sẽ thấy được giá trị của mình với nghề làm nước mắm truyền thống. Bạn đã bao giờ có chút tò mò về những Hàm hộ nước mắm xứ Phan Thiết thời xưa chưa?

Bạn có biết gì về Hàm hộ cuối cùng của Việt Nam, người ấy là ai, vì sao lại để cho đời những ký ức mà người ta muốn kể cho nhau nghe mãi? Nếu có lòng muốn nghe thì cùng nhau đi tìm hiểu về Hàm hộ cuối cùng của Việt Nam nào.

Hàm Hộ – Danh Xưng Dành Cho Đại Gia Nước Mắm

Như đã giải thích thì danh xưng Hàm hộ chính là để chỉ những người chủ các xưởng sản xuất nước mắm truyền thống xưa, nhưng không chỉ dừng lại ở đó, mà họ chính là những đại gia trong ngành này. Thời gian đó ngành nước mắm nguyên chất phát triển lớn mạnh không ngừng ở Phan Thiết, đủ cung cấp cho cả Lục tỉnh nam kỳ, cả miền Trung ra đến tận miền Bắc. Chính vì vậy mà đã có rất nhiều Hàm hộ nước mắm được ra đời.

hàm hộ nước mắm truyền thống Phan Thiết

Trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử của ngành nước mắm, có người nổi lên làm hàm hộ, rồi cũng có người không giữ được nghề. Qua thời gian những hàm hộ dần dần ít ỏi dần vì cái nghề làm nước mắm truyền thống đã không còn mấy ai mặn mà, một phần cũng là do chẳng còn thế hệ sau muốn theo nghiệp, cứ thế mà những nhà chượp mất dần đi, ít ỏi đi tỷ lệ thuận với những hàm hộ sau nhiều năm tháng.

Một trong số ít những hàm hộ còn sót lại chính là Ông Dương Quang Thiết (Bảy Thiết) – chủ của hãng nước mắm ngon Hồng Sanh, ông cũng được biết đến là người hàm hộ cuối cùng của vùng nước mắm Phan Thiết, theo sổ sách ghi lại thì ông đã từ trần vào ngày 26/1/2019 tại Mỹ Tho và hưởng thọ 92 tuổi. Cũng có thể nói cuộc đời của ông Bảy Thiết là một câu chuyện về người hàm hộ độc đáo chứa chan đầy tình yêu sâu sắc với nghề nước mắm và quê hương Phan Thiết của mình.

Tiểu Sử Về Hàm Hộ Cuối Cùng Của Phan Thiết – Dương Quang Thiết

Để hiểu rõ hơn về hàm hộ Dương Quang Thiết, chúng ta cần lùi thời gian về một chút, cụ thể là từ năm 1923, lúc này vùng Phan Thiết được nổi lên như là một đô thị mới đang phát triển mạnh mẽ nhất của miền Trung. Khi ấy cũng là lúc chính quyền bảo hộ quyết định tăng cường nhân lực cho Phan Thiết để có thể phát triển mạnh mẽ nhất có thể.

Biện pháp lúc đó của chính quyền chính là việc tháp tùng đoàn người Pháp từ Huế vào để tăng cường thêm năng lực quản lý cho chính quyền bảo hộ Phan Thiết. Và trong số đó có gia đình một công chức nghèo người Quảng Trị phụ trách lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe lẫn kiêm luôn việc phiên dịch cho người Pháp với chức danh y tá trưởng.

Nhận được tình yêu thương từ mảnh đất này, cùng nắng gió, vị mặn của biển hòa lẫn trong đó là cái ngọt ngào của tình người ở Phan Thiết đã giữ chân cả gia đình nhỏ ấy ở xứ biển này. Cho đến mùa thu Kỷ Tỵ năm 1929, tin vui mừng đã đến với cả gia đình khi người vợ đã hạ sinh được đứa con trai đầu lòng khỏe mạnh.

Khi ấy người cha chẳng ngần ngại gì khi quyết định đặt tên đứa con trai của mình là Dương Quang Thiết, với ý nghĩa là để ghi dấu về những tháng ngày hạnh phúc của gia đình ở Phan Thiết, nơi mà ông và cả gia đình đã coi như quê hương thứ hai của mình.

Hàm hộ nước mắm Dương Quang Thiết

Vốn được sinh ra trong gia đình là người trí thức, nên ngay từ nhỏ Dương Quang Thiết đã được tiếp thu rất nhiều điều hay lẽ phải. Cả tuổi thơ của cậu tại Phan Thiết đã được cha đưa đi khắp nơi, ngắm nhìn cuộc sống và cảnh đẹp của Phan Thiết nên tình yêu của cậu đối với xứ này cũng ngày càng lớn dần theo năm tháng.

Học hết tiểu học cậu chuyển ra Huế để tiếp tục theo học trung học tại ngôi trường trung học Thuận Hóa nổi tiếng do ông Tôn Quang Phiệt làm hiệu trưởng và sau này là tổng thư ký Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa III.

Tuy nhiên không lâu sau đó, sự kiện năm 1945 khi Nhật đảo chính Pháp, Dương Quang Thiết đã phải cùng gia đình về lại quê Quảng Trị. Khi tình hình ổn định sau 3 năm, Dương Quang Thiết lại cùng gia đình quay trở lại Phan Thiết sinh sống tại ngôi nhà xưa.

Lúc này cậu trai 19 tuổi đã gặp may mắn khi được thầy giáo dạy Pháp văn thuở xưa đồng thời cũng là chủ hãng nước mắm Hồng Kim thời bấy giờ mời Thiết đến trông coi cơ sở kinh doanh nước mắm của mình tại Sài Gòn khi biết hoàn cảnh gia đình cậu đang gặp khó khăn.

Vốn là người có học thức lại thông minh sáng dạ, nên Thiết nhanh chóng làm quen với chốn thương trường nhiều toan tính. Thiết đã học được rất nhiều từ quản lý tài chính, vận tải đến học kỹ thuật chế biến nước mắm truyền thống và mùi vị đặc trưng của nước mắm ngon Phan Thiết vốn là điều mà trước đó cậu chưa bao giờ nghĩ tới.

Vì vậy mà chỉ 3 năm cậu trai 22 tuổi đã được ông chủ tin tưởng giao cho phụ trách việc kinh doanh của hãng nước mắm Hồng Kim.

Có thể bạn quan tâm: Hồ lộng địch – “hàm hộ nước mắm” Quảng Trị khởi nghiệp tại đất Phan Thiết

Bắt Đầu Sự Nghiệp Khi Chẳng Ngờ Tới

Thời bấy giờ, ngoài việc bán nước mắm cho người dân tiêu dùng thì thị trường béo bở mà ai cũng muốn giành lấy chính là hợp đồng cung cấp cho quân đội viễn chinh Pháp ở 3 nước Đông Dương vì sẽ có được số lượng rất lớn. Có thể nói tiếng Pháp lưu loát kết hợp với sự nhanh nhạy của người kinh doanh nước mắm, Thiết đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội khi quân đội Pháp tổ chức đấu thầu mỗi năm 1 lần ở Sài Gòn này.

Với đầu óc tính toán kỹ lưỡng Thiết đã dể dàng trúng thầu hợp đồng cung cấp nước mắm cho quân đội Pháp, chính việc này không những mang lợi nhuận lớn cho hãng nước mắm Hồng Kim mà còn mang lại uy tín rất lớn cho Dương Quang Thiết – người đã lên tới chức giám đốc điều hành của hãng. Không dừng lại ở đó hãng Hồng Kim còn liên tục trúng thầu hợp đồng này nhiều năm liên tiếp sau đó.

Cứ thế tiếng lành đồn xa về Dương Quang Thiết – chàng thanh niên tuổi trẻ nhưng lại có tài nhanh chóng vang xa khắp giới hàm hộ nước mắm tại Phan Thiết. Thậm chí nhiều gia đình hàm hộ sẵn sàng mai mối anh với con gái của mình. Nhưng cuối cùng Thiết nghe lời anh chị mai mối cô con gái thứ bảy xinh đẹp của bà Hồng Hương là Nguyễn Thị Quế, sau nhiều nhiều lần ra vô Sài Gòn – Phan Thiết, cuối cùng đến năm 1954 ông Dương Quang Thiết và bà Nguyễn Thị Quế nên vợ nên chồng.

Quyết định sau đám cưới của vợ chồng Dương Quang Thiết là về lại Phan Thiết để lập nghiệp. Sau đó dùng một số tiền dành dụm và mượn thêm của mẹ vợ họ mua lại một sở lều 40 thùng tư và 40 thùng trổ trị giá 900.000 đồng trên đường Trưng Trắc để làm nước mắm. Và thế là năm 1954 thương hiệu nước mắm Hồng Sanh chính thức được đăng ký với chính quyền và người đứng tên sản xuất là Dương Quang Thiết.

Xem thêm bài viết về hàm hộ nước mắm bà Lục Thị Đậu: https://nuocmamtin.com/uncategorized/tin-tuc/nguoi-phu-nu-nho-mo-duong-lon-o-phan-thiet/

Sự Nghiệp Phát Triển Nhờ Sự Chăm Chỉ Và Tài Năng

Đến năm 1956 tức là chỉ sau 2 năm lập nghiệp, thương hiệu nước mắm Hồng Sanh bắt đầu trở nên nổi tiếng trên thương trường khi có thể sản xuất ra 50.000 lít nước mắm trong một tháng, vậy mà hàng sản xuất ra không kịp bán. Tiếp đó đến năm 1960, Hồng Sanh chuyển thị trường của mình ra khu vực miền Trung – Tây nguyên, quyết định tập trung đầu tư vào giao thông và phương tiện vận tải vốn đang rất yếu kém.

Chính vì chuyện này mà hầu hết người dân Phan Thiết ở thập niên 60 – 70 của thế kỷ XX đều nhớ như in đội tàu của Hồng Sanh sơn màu xanh đỏ neo trên sông Cà Ty chờ xuống hàng. Ngoài chở nước mắm cho hãng, đội tàu này còn chở thuê cho một số hãng nước mắm khác ra miền trung.

Vẫn trong năm 1960, ông Thiết tiếp tục mua thêm sở lều trên đường Trưng Trắc, không ngừng mở rộng, mua căn biệt thự và phần nhà lều còn lại của hãng Hồng Kim tại số 01 đường Trần Hưng Đạo. Đây chính là là cơ sở sản xuất của hãng Hồng Sanh với 150 thùng tư, 150 thùng trổ 500 lít, 3 thùng chứa nước mắm thành phẩm ( 20.000 lít mỗi thùng ) và kho muối 500 tấn.

nước mắm nguyên chất truyền thống của Phan Thiết

Cuối cùng đến năm 1958, chủ hãng nước mắm Hồng Sanh – Dương Quang Thiết được giới hàm hộ Bình Thuận tín nhiệm bầu làm Chủ tịch nghiệp đoàn hàm hộ nước mắm Bình Thuận. Đặc biệt là ông Thiết đã đảm nhận nhiệm vụ chủ tịch này liên tục từ 1958 đến năm 1975.

Bước ngoặt bắt đầu khi Nghiệp đoàn hàm hộ nước mắm Phan Thiết không bán nước mắm cho người Hoa tại Sài Gòn khi họ gian dối tự pha chế nước mắm sỉ mà để thương hiệu riêng nhưng vẫn ghi nước mắm Phan Thiết, làm chất lượng nước mắm ảnh hưởng liên lụy đến những nhà sản xuất tại Phan Thiết.

Với trách nhiệm là chủ tịch nghiệp đoàn, ông Thiết nhanh chóng từ bỏ thị trường Sài Gòn để quay ra miền Trung vốn là thị trường rất khó tính và người dân miền Trung ven biển đa phần đều có sản xuất nước mắm.

Ông đã tìm hiểu khắp nơi và đem nước mắm của người dân đang tiêu dùng về Viện Pasteur Sài Gòn phân chất cùng với kinh nghiệm làm nước mắm ngon nguyên chất của mình, để tìm ra khẩu vị, cái gu và sở thích của người dân cho từng vùng ở miền trung.

Ví dụ như người Đà Nẳng thường thích ăn nước mắm nặng mùi, người Huế thì lại thích dùng nước mắm nguyên chất có màu đậm, người Quảng Ngãi thích nước mắm nguyên chất, người Tây nguyên thích nước mắm có độ mặn cao,…. Từ đó nước mắm Hồng Sanh bắt đầu có chỗ đứng trong thị trường miền Trung.

Lời kết

Chỉ là những câu chuyện có vẻ như nhỏ nhặt như đã kể trên nhưng thương hiệu nước mắm của ông Bảy Thiết trở thành một thương hiệu nước mắm ngon Phan Thiết gần như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường miền Trung Tây Nguyên trong suốt những năm 60 – 70 của thế kỷ XX.

Tuy giờ đây ông hàm hộ nước mắm Dương Quang Thiết đã không còn, tuy nhiên nếu bạn vẫn còn muốn quan tâm đến nước mắm truyền thống, muốn tìm mua nước mắm tĩn nguyên chất thì vẫn có thể tìm được với thương hiệu Nước mắm Tĩn, với công thức 300 năm từ làng chài truyền thống Phan Thiết, đảm bảo đủ các yếu tố của một thương hiệu nước mắm truyền thống mà bạn có thể lựa chọn cho mỗi bữa ăn của gia đình, hoặc làm quà biếu với những tĩn gốm sang trọng, độc đáo.

Nguồn hình: sưu tầm

Xem thêm ký ức về những tĩn nước mắm tại đây: https://nuocmamtin.com/uncategorized/tin-tuc/ky-uc-ve-nhung-tin-nuoc-mam-than-thuong/