Như một cái hẹn, cứ đến tháng 7 âm lịch hằng năm là nhiều người bắt đầu ăn chay. Có người ăn chay vào mùng 1, ngày rằm nhưng cũng có người phát nguyện ăn chay cả tháng. Điều đặc biệt là không chỉ Phật tử mà những người không theo đạo cũng chuyển sang trai giới trong tháng này. Ăn chay vào tháng 7 âm có ý nghĩa gì?
Mục lục
Ăn Chay Mỗi Tháng 7 Âm Dưới Góc Nhìn Của Khoa Học
Xu hướng ăn này hoàn toàn không phải mê tín hay không có cơ sở mà nó được giải thích cụ thể dưới góc nhìn của khoa học tâm thức. Theo đó, tháng 7 âm là thời điểm giao thoa giữa mùa hạ và mùa thu. Trong lý thuyết này, mùa hạ là Hỏa cục, mùa thu là Kim cục. Sự giao thoa giữa 2 cục tạo nên những biến động đáng kể giữa Trời, Đất và Con Người khiến tình trạng mưa, gió, lũ lụt, dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Và dĩ nhiên, tâm thức của con người không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng.
Theo góc nhìn của một bộ môn khoa học khác, mọi sinh vật trên Trái Đất, kể cả con người đều tồn tại dưới dạng sóng và hạt ( hay Âm và Dương) và chúng tuân theo quy luật Sinh/Trợ/Khắc/Dị/Diệt lẫn nhau (Ngũ hành). Tháng 7 âm cũng là lúc xảy ra chu kỳ Khắc/Dị/Diệt giữa Hệ Mặt Trời/Trái Đất/Con Người thông qua quá trình chuyển hóa năng lượng của sóng và hạt. Do đó, cơ thể con người sẽ sản sinh ra nhiều năng lượng tiêu cực với những cảm xúc bức bối, khó chịu, tâm trạng và tinh thần đi xuống từ đó dẫn tới xác suất tai nạn, bạo động và những điều ngoài ý muốn cao hơn.
Còn đơn giản và dễ thấy hơn thì theo đặc tính của 4 mùa trong năm, mùa hạ vốn nóng bức oi ả, mùa thu hanh khô và mùa nhiều. Hai mùa này giao nhau khiến con người phải đối mặt với sự khắc nghiệt, mưa gió, bão bùng, dịch bệnh liên tiếp, cây cối thì ủ rũ, xác xơ. Những hiện tượng này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm thức thực vật và trong sự tương tác môi trường lẫn nhau, con người cũng cảm thấy âu lo, buồn bã.
Chính vì những nguyên nhân trên mà nhiều người phát tâm ăn chay trong tháng 7 để tránh sát sinh động vật, từ đó tạo thêm phước đức, phúc lành để vượt qua những hiện tượng xấu có thể gặp phải trong tháng “cô hồn”. Ăn chay cũng giúp cân bằng năng lượng để thân tâm nhẹ nhàng, giữ vững sự sáng suốt để không mắc phải những tai nạn ngoài mong muốn.
Theo Chuyện Kể Dân Gian Và Quan Niệm Phật Giáo
Dân gian gọi tháng 7 là “tháng cô hồn” vì theo quan niệm lâu đời, ngày 2 tháng 7 âm lịch Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan, cho con linh hồn chưa siêu thoát, những người phạm tội khi còn sống và ngạ quỷ lên trên trần gian, sau đó sẽ quay về âm phủ vào ngày rằm. Chính vì thế, tháng 7 là lúc thế giới âm dương lẫn lộn, con người cho rằng họ sẽ bị ma quỷ quấy nhiễu mang đến nhiều xui xẻo trong công việc, cuộc sống. Ăn chay lúc này để cơ thể không có mùi thịt sống, máu tanh, ma quỷ không quấy rầy đồng thời tạo thêm phúc đức cho bản thân và gia đình.
Quan niệm này khá tương đồng với tích kể của Phật giáo. Theo đó ngày rằm tháng 7 trong triết lý Phật học là ngày “xá tội vong nhân”. Có một sự kiện đã khơi nguồn cho quan niệm này. Chuyện kể rằng một ngày nọ, một con quỷ thân thể gầy gò, miệng dài nhả lửa đã xuất hiện và nói vói A Nan Đà rằng ngài sẽ chết trong 3 ngày nữa. Muốn thoát khỏi cái chết, A Nan Đà cần bố thí cho quỷ một bọc đồ ăn đồng thời cúng dường Tam Bảo, ngài sẽ được tăng thọ còn quỷ sẽ được đầu thai về cõi trên. A Nan Đà đem chuyện này kể cho Đức Phật và Đức Phật đã soạn một bài chú có tên “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Qủy Đà La Ni” để đọc trong lễ cầu siêu cho loài quỷ miệng lửa. Từ đó, dân gian truyền bá rộng ra thành tục cúng cô hồn, nhằm bố thí cho những vong hồn không ai nhang khói và những linh hồn phạm tội nặng không thể đầu thai.
Ăn chay vào tháng 7 hằng năm cũng là cách những người dương gian tha thứ và bỏ qua lỗi lầm xưa cũ của những người đã khuất.
Tháng 7 âm lịch cũng có một sự kiện rất lớn của Phật giáo đó chính là đại lễ Vu Lan báo hiếu. Sự kiện này xuất phát từ tích Đại Đức Mục Kiền Liên – một trong hai đệ tử của Phật Thích Ca vì lòng hiếu thảo đã giúp người mẹ tiền kiếp của mình thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Từ đó, đại lễ Vu Lan là dịp để những người con tưởng nhớ về phụ mẫu đã mất, thể hiện lòng hiếu thảo với bậc sinh thành hiện tại cũng như lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên. Ăn chay vào tháng 7 để cầu cho Cha Mẹ luôn được khỏe mạnh, bình an, hạnh phúc và tục này đã trở thành một nét đẹp rất văn hóa của người Việt.
Xem thêm bài viết về lợi ích của việc ăn chay: https://nuocmamtin.com/loi-ich-an-chay/
Ăn Chay Vì Những Lý Do Khác
Không xuất phát từ những quan niệm dân gian hay Phật pháp, nhiều người ăn chay với những lí do khác nhau. Có người ăn chay để tăng cường và bảo vệ sức khỏe vì nếu ăn chay đúng cách và đảm bảo dinh dưỡng, cơ thể sẽ ít bệnh tật hơn, phòng chống nhiều bệnh hiểm nghèo và vóc dáng được cải thiện. Cũng có người ăn chay với quan điểm bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi của động vật. Có người lại ăn chay với mục tiêu “thanh lọc” cơ thể lẫn tâm hồn sau những bộn bề cuộc sống. Nhưng nhìn chung dù là mục tiêu nào thì tháng 7 cũng là lúc có rất nhiều người tham gia ăn chay. Một người sẽ truyền động lực cho nhiều người và cảm hứng đó lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng, tạo nên một tháng 7 lành mạnh và nhiều ý nghĩa trong lòng người Việt Nam.
Xem bài viết về nước mắm chay ngon Shiitake: https://nuocmamtin.com/nuoc-mam-chay-ngon/