Chuyện đau lòng của nước mắm Kiết Thành,” 3 con cua xanh”

Chuyện đau lòng của nước mắm Kiết Thành," 3 con cua xanh"
5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, nhãn hiệu nước mắm đang được ưa chuộng nhất chính là nhãn “3 con cua xanh”, nhưng ít ai biết sự thật đằng sau nhãn hiệu này.

Các bài viết bạn có thể quan tâm:

Thị Trường Nước Mắm Truyền Thống Việt Nam Ra Sao?

[ Xem Ngay] Cách nhận biết nước mắm truyền thống và công nghiệp

Nước Mắm Truyền Thống Và Những Câu Chuyện Chưa Kể

Nước mắm Tĩn sánh đặc thịt cá- nước mắm rin nguyên chất

Lịch sử hình thành ngành nước mắm truyền thống Phan Thiết

Ông Cửu Phùng Và Những Ngày Đầu Của Nước Mắm Kiết Thành

Nước mắm Kiết Thành là một trong những thương hiệu nước mắm lâu đời nhất & nổi tiếng nhất ở Phan Thiết với nhãn hiệu “3 con cua xanh” lừng danh.  Người sáng lập thương hiệu này là ông quan cửu phẩm Cố Phùng sinh thời đầu thế kỷ 19 . 

Chỉ từ mái lều nhỏ làm nước mắm ở ven sông Cà Ty (nay thuộc phường Phú Tài) mà gia đình ông đã gây dựng nên thương hiệu nước mắm “Kiết Thành – Ba Cua Xanh” trứ danh.  Nước mắm Kiết Thành cũng là một trong những hãng nước mắm tiên phong đưa kĩ thuật chế biến nước mắm từ Phan Thiết ra Phú Quốc, giúp ngành nước mắm của hòn đảo này phát triển vượt bậc.

Ông Cửu Phùng Và Những Ngày Đầu Của Nước Mắm Kiết Thành
Ông Cửu Phùng Và Những Ngày Đầu Của Nước Mắm Kiết Thành

Ông Cửu Phùng là người khai sanh ra thương hiệu nước mắm Kiết Thành, nhưng phải đến khi ông Phạm Văn Huê -con trai ông- kế nghiệp thì Kiết Thành mới được nhiều người biết đến và đến thời ông Phạm Văn Túy thì cực thịnh ở Sài Gòn, Lục Tỉnh Nam Kỳ, rồi được xuất bán sang Lào, Campuchia.

Tuy nhiên, để tạo dựng và phát triển thương hiệu nước mắm “ba con cua xanh” thì đó lại là một câu chuyện đầy thăng trầm, mà ít người biết về gia đình hàm hộ Kiết Thành nổi tiếng lẫy lừng một thời.

Ông Phạm Văn Huê: Từ Lều Tranh Đến Thương Hiệu Nổi Tiếng

Kế nghiệp nghề làm nước mắm từ ông Cố Phùng, ông Phạm Văn Huê dời cả gia đình từ làng Phú Tài về xóm chợ Hưng Long (nay là phường Hưng Long- Phan Thiết). Tại đây, ông cất lều tranh để ở, còn tiền dành dụm để muối cá làm nước mắm.

Hàng ngày, hai vợ chồng ông phải đi làm phụ thêm cho người ta để kiếm tiền nuôi con và tích cóp gây dựng cơ nghiệp. Nhờ sự siêng năng, tần tảo và cần kiệm mà từ mái lều chật hẹp, sau sáu năm vợ chồng ông đã có một cơ ngơi của riêng mình.

Ông Cửu Phùng Và Những Ngày Đầu Của Nước Mắm Kiết Thành
Ông Cửu Phùng Và Những Ngày Đầu Của Nước Mắm Kiết Thành

Đến năm 1923, ông Huê đã đóng được chiếc ghe bầu đầu tiên của riêng mình, mang số hiệu 118PT, chở được 2.000 tĩn nước mắm đi Sài Gòn. Đến năm 1931, thì vợ chồng ông mới dành dụm đủ để tu bổ lại ghe, tăng công suất chở lên 4.000 tĩn, cất lều nhì 10 căn và đóng 50 thùng.

Nhờ đó nên việc làm ăn cũng thuận lợi hơn, ông tiếp tục lên be thêm ghe bầu chở được 9.000 tĩn. Với sức chở lớn nên ghe của ông vừa chở nước mắm nhà, vừa chở thuê nước mắm cho các hàm hộ khác. Cũng trong năm đó, ông lại cất thêm được sở lều thứ 4,vách xây đá ong 5 căn nối thêm được 10 cửa cho sở lều.

(Vì lúc bấy giờ, sản xuất nước mắm được tính dựa vào quy mô sở lều của căn và cửa. Sở lều có số lượng căn và cửa càng lớn thì qui mô sản xuất càng lớn).

Ông Cửu Phùng Và Những Ngày Đầu Của Nước Mắm Kiết Thành
Ông Cửu Phùng Và Những Ngày Đầu Của Nước Mắm Kiết Thành

Đến năm 1942, khi nước mắm Kiết Thành đang trên đà phát triển thì ông Huê quyết định đóng thêm một chiếc ghe bầu mới, lấy số hiệu 761PT với sức chở lên đến 11.000 tĩn. Nhờ vậy mà cả gia đình ông có một cuộc sống phải nói là đông đủ, sum vầy.

Nhưng khi chiến tranh thế giới II bùng nổ, lan rộng đến vùng Đông Nam Á, Nhật chiếm Đông Dương và kiểm soát cả khu vực biển Đông. “Bom rơi đạn lạc” khắp nơi, ông Huê quyết định tạm dừng việc kinh doanh và dời cả gia đình vào Sài Gòn sinh sống.

Mãi đến sau này, khi sức khỏe suy yếu thì ông giao lại mọi việc kinh doanh cho 2 con trai là ông Phạm Văn Túy và em trai. Nhưng tai nạn một lần nữa lại ập đến với gia đình ông Huê, khiến ba trụ cột trong gia đình gãy đổ. Lúc này, mọi trọng trách từ việc kinh doanh đến cuộc sống gia đình đều do ông Phạm Văn Túy gánh vác.

Ông Cửu Phùng Và Những Ngày Đầu Của Nước Mắm Kiết Thành
Ông Cửu Phùng Và Những Ngày Đầu Của Nước Mắm Kiết Thành

Ông Phạm Văn Túy Và Những Bước Tiến Lớn Của Nước Mắm Kiết Thành

Chỉ sau một thời gian, nhờ sự thông minh, quyết đoán, am hiểu nghề mà ông Túy đã làm “hồi sinh” thương hiệu Kiết Thành. Không chỉ vậy, nước mắm “Ba con cua xanh” còn dần chiếm lĩnh được thị trường Sài Gòn và phát triển ra vùng Chợ Lớn. Ở Phan Thiết, nước mắm hiệu Kiết Thành được vô tĩn, phơi dọc đường Huyền Trân (nay là đường Võ Thị Sáu) và đường ra bến ghe.

Mỗi lần ra nước mắm cảnh sinh hoạt rất nhộn nhịp, đông đảo người làm, kẻ xếp tĩn thành từng hàng, người ra nước mắm, kẻ châm, người đậy nắp, trét tỉn ngồi thành từng hàng, khâu cuối cùng là dán nhãn. Làm từ mờ sáng đến chiều. Tĩn được xếp thành từng đống, một hai ngày sau là có xe xuống chở, đánh dấu một thời kỳ cực thịnh của nước mắm Kiết Thành

Nhờ công việc kinh doanh thuận lợi nên năm 1952, ông còn bắt đầu hợp tác phát triển thương hiệu nước mắm xuống Bến Tre, các tỉnh miền Tây, mở nhà vựa và bỏ hàng các tiệm lẻ. Cũng trong giai đoạn này, ông Túy quyết định mở nhà lều sản xuất nước mắm Kiết Thành ngay tại Phú Quốc, để giảm thiểu chi phí vận chuyển và bán cho các tỉnh miền Tây. Có thể nói rằng nước mắm Kiết Thành ra Phú Quốc đã đưa kỹ thuật chế biến nước mắm ngon nhất đến hòn đảo này giúp nước mắm Phú Quốc được nhiều người biết đến mãi về sau.

Ông Phạm Văn Túy Và Những Bước Tiến Lớn Của Nước Mắm Kiết Thành
Ông Phạm Văn Túy Và Những Bước Tiến Lớn Của Nước Mắm Kiết Thành

Đến năm 1957, nước mắm Kiết Thành đã đạt đến giai đoạn phát triển cực thịnh và được rất nhiều người ưa chuộng. Nắm bắt được điều đó, ông Túy nhanh chóng mở rộng qui mô sản xuất, mua thêm đất làm sở lều, đóng 40 miệng thùng và sắm thêm xe hơi, xe lam để giao hàng khắp Sài Gòn, Củ Chi, Bà Điểm, Hóc Môn. Sau đó, nhờ có hợp đồng mua bán nước mắm với người Tàu nên Kiết Thành có thêm nguồn vốn để tiếp tục mua nhà, cất lều và đóng thêm thùng.

Đặc biệt từ năm 1965, khi tỉn nhựa, bình nylon và máy bơm xuất hiện, đã đem lại một cải tiến lớn cho ngành nước mắm. Ông Túy đã nhanh chóng chuyển đổi sang loại bao bì này để bắt kịp xu hướng. Hệ thống các cơ sở sản xuất của Kiết Thành đã mua máy móc về để cải tiến sức lao động cho trai lều. Nước mắm được dùng ống nhựa bơm nhanh chóng hơn so với cách chiết thủ công trước đây.

Ông Phạm Văn Túy Và Những Bước Tiến Lớn Của Nước Mắm Kiết Thành
Ông Phạm Văn Túy Và Những Bước Tiến Lớn Của Nước Mắm Kiết Thành

Bây Giờ Thì ‘Ba Con Cua Xanh’ Đã Ra Sao? Những Hồi Ức Đau Lòng

Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nước mắm Kiết Thành Phan Thiết hiện nay đã thất truyền. Một điều đáng tiếc là nước mắm nhãn hiệu “3 con cua” lừng danh ngày nào theo thời gian đã bị 1 thương hiệu Thái Lan làm nhái (Việt Hương 3 cua xanh) mà hiện nay bà con Việt Kiều vẫn đang ăn, nhưng không biết đây là nước mắm công nghiệp của người Thái.

Với những câu chuyện xưa được lưu giữ tại bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa, chúng tôi luôn kỳ vọng trở thành cầu nối cho giá trị truyền thống đã từng một lần bị đứt gãy của nước mắm Việt Nam, đặc biệt là nước mắm Phan Thiết 300 năm lịch sử.

Quan trọng hơn, một ngày không xa, “gu” nước mắm truyền thống vốn đậm đà thơm nồng mùi thùng gỗ, sánh đặc thịt cá của người Việt Nam sẽ không phải là thiểu số như bây giờ.

Website chính hãng Nước Mắm Tĩn: https://nuocmamtin.com/

Shopee: https://shopee.vn/langchaixua

Lazada: https://www.lazada.vn/shop/nuoc-mam-tin-300-nam/

Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/nuoc-mam-tin

Ông Phạm Văn Túy Và Những Bước Tiến Lớn Của Nước Mắm Kiết Thành
Ông Phạm Văn Túy Và Những Bước Tiến Lớn Của Nước Mắm Kiết Thành

Nguồn: Lê Huân – hồi ký ông Phạm Trọng Nguyên- cháu cố ông Cửu Phùng tại Bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa