Trong quá khứ của đất nước có rất nhiều người phụ nữ tài giỏi, người đứng lên lãnh đạo cả đội quân, người lập chiến tích vang danh lừng lẫy, người giành lại được tự do quyền lợi cho mọi người, người lại dùng cả tấm lòng của cải để cứu giúp dân lành… Thế nhưng ở đâu đó với người dân làng chài lưới Phan Thiết, cái tên của một người phụ nữ vẫn thường được nhắc đến với nhiều sự biết ơn và lòng kính trọng.
Từ xưa đến này Phan Thiết vẫn được xem là cái nôi của nước mắm ngon sạch truyền thống Việt Nam, mà nổi tiếng nhất là nước mắm tĩn vang danh khắp cả miền Nam. miền Bắc, Trung và lục tỉnh Nam Kỳ. Còn nhớ đến cảnh những tĩn gốm xếp đầy bờ sông Cà Ty, được chở bằng ghe bầu đi bán khắp cả nước chính là hình ảnh khắc họa rõ nét nhất về sự phát triển vượt bậc của nước mắm Phan Thiết. Và một trong những hàm hộ (nhà thùng lớn – tiếng địa phương) có công lớn trong việc mang tên tuổi của nước mắm tĩn vang xa khắp đất nước này chính là người phụ nữ nhỏ phi thường mang tên Lục Thị Đậu.
Từ Cô Gái Nhỏ Với Bàn Tay Trắng Đến Hàm Hộ Nước Mắm Phan Thiết
Nếu du lịch đến Phan Thiết chắc chắn sẽ được giới thiệu một nơi hết sức đặc biệt, đó chính là tấm bia đá ghi lại cuộc đời của người phụ nữ mang tên Lục Thị Đậu tại khu nhà mồ của gia đình họ Lục, tại phường Phú Hài TP Phan Thiết, Bình Thuận. Đặc biệt hơn khi tấm bia do chính bà lập năm 1958 với nội dung “Tôi là Lục Thị Đậu nghiệp chủ, chánh quán Khánh Thiện, trú quán Phú Trinh, ở tại đường Hải Thượng Lãn Ông – Phan Thiết, đứng dựng bia này để kể lại cuộc đời dĩ vãng của tôi từ lúc sơ sanh đến lúc trưởng thành…”
Nghe đâu tại Sài Gòn bà Lục Thị Đậu có hơn 25 căn nhà trên các tuyến đường phố chính, bà còn là cổ đông lớn của hãng hàng không, sở hữu hàng trăm mẫu đất cũng như nhiều kho lúa lớn. Nhưng để nói về người phụ nữ nhỏ bé tài năng này đã có công như thế nào, có lẽ chúng ta cần phải biết ngọn nguồn câu chuyện ra sao.
Bà Lục Thị Đậu có tên thường gọi là bà Hòa Chánh, sinh lại làng Khánh Thiện (Mũi Né bây giờ), sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó phải di cư từ Chợ Lầu vào Khánh Thiện lập nghiệp, ngay từ nhỏ bà đã phải mưu sinh bằng nghề gánh cá muối và làm nước mắm. Nhưng tinh thần chịu thương chịu khó của bà đã không chấp nhận để cái nghèo đeo bám, bằng sự nỗ lực, với hai bàn tay trắng bà đã tạo dựng nên cơ ngơi nước mắm sạch truyền thống của riêng mình. Trên tấm bia bà có kể tiếp rằng “Vợ chồng tôi tận tâm tận lực kiếm tìm đủ mọi phương diện để sinh nhai, nào mà tráng bánh, nào là chiên chả đem đi bán. Sự ăn uống tiện tằn vô cùng, mua 2 xu cá ăn 10 ngày vẫn còn nguyên”. Ngay cả khi trở thành một thương gia giàu có nhất nhì vùng bà vẫn chỉ mang đôi dép cũ đứt quai phải buộc bằng dây thép, có hai bộ áo dài mặc đến khi rách.
Bà kể rằng “Vợ chồng tôi hết sức cần kiệm làm ra được 2000 đồng nhưng phải vay thêm 1000 đồng, mẹ chồng cũ tôi cho mượn thêm 300 đồng, tổng cộng tất cả 3300 đồng.” Vợ chồng bà bắt đầu tạo được sở lều cá nhỏ đầu tiên, nhưng với sự chịu khó, nỗ lực và làm ăn chắc chắn nên nhiều người dân trong làng Khánh Thiện (tức Mũi Né ngày nay) đã tin tưởng và bán nước mắm nợ cho bà. Từ đó bà chở số nước mắm rin ấy vào Sài Gòn bán rồi mua hàng hóa về làng bán lại, cứ thế xoay vòng để lấy vốn lấy lãi rồi sau đó mới lấy tiền trả cho người bán nợ nước mắm lúc ban đầu. Nhưng trên hết là việc với cách kinh doanh bằng chữ tín đó, dần dà bà đã tích lũy được một số vốn đủ lớn rồi nuôi tham vọng mở rộng kinh doanh thêm nhiều lĩnh vực khác. Không bao lâu, bà đã tạo dựng được cơ ngơi nước mắm nguyên chất của riêng mình, trở thành bà Hòa Chánh giàu có nhất nhì xứ Phan. Ở thời điểm đó, bà Đậu được xem là một trong những người có công phát triển và đưa ngành nước mắm cổ truyền của Phan Thiết vang danh khắp cả nước.
Xem thêm bài viết lịch sử nước mắm 2000 năm và 300 năm: https://nuocmamtin.com/lich-su-nuoc-mam-2000-nam-va-300-nam/
Những Điều Bà Hàm Hộ Lục Thị Đậu Đã Làm Cho Dân Phan Thiết
Nhớ lại vào thập niên 30 của thế kỷ trước, khi giao thương ở Mũi Né đi các nơi khác trở nên hết sức khó khăn, đa phần vì di chuyển bằng đường biển, nhưng lại bị phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Những khi trời chuyển gió động là sẽ ảnh hưởng đến con đường vận chuyển, gây cản trở khó khăn cho các thương buôn vô cùng. Còn về đường bộ thì thời ấy hầu như không có, chủ yếu chỉ sử dụng là đường mòn bộ hoặc đi ngựa. Vì vậy hoạt động giao thông, giao thương và đời sống của nhân dân tại Mũi Né trở nên hết sức khó khăn.
Thấu hiểu được sự khó khăn của người dân Phan Thiết, bà Lục Thị Đậu đã xin chính quyền bảo hộ cho bà được làm con đường xe hơi từ Phan Thiết đi Mũi Né, đây thật sự là một quyết định mạo hiểm nhưng rõ ràng là cần thiết và mang tính thức thời. Nhưng vấn đề lớn nhất thời bấy giờ là kỹ thuật thi công chủ yếu bằng sức người nên phải mất đến 3 năm trời mới hoàn thành xong được con đường. Đến năm 1922, phải nói việc khánh thành con đường xe hơi đi từ Phan Thiết đến Mũi Né là một sự kiện quan trọng được lưu tâm ở Trung Kỳ. Và cũng trước hành động nghĩa hiệp đó của “Hàm hộ” Lục Thị Đậu mà nhà Nguyễn đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ bằng việc tặng bà 4 chữ vàng thêu “Hào Nghĩa Khả Gia”.
Nói tóm lại thì với những đóng góp to lớn của bà dành cho người dân làm nghề nước mắm ngon nói riêng và vùng Phan Thiết nói chung, thì người dân nơi đây khó lòng mà quên được cái tên “Hàm hộ” Lục Thị Đậu – người phụ nữ nhỏ bé nhưng đầy nghị lực làm giàu bằng nghề làm nước mắm nhỉ truyền thống này. Ngoài ra bà còn là người đã dùng hết toàn bộ số tiền kiếm được từ việc buôn bán nước mắm để mở đường, xây dựng trường học cho trẻ em, mở mang dân trí cho người nghèo,…Tấm lòng của bà dành cho xã hội cho dân Phan Thiết người ta nói cũng mặn mòi, đậm đà tình cảm như chính loại nước mắm ngon đựng trong tĩn gốm do bà làm ra vậy.
Nói Chuyện Người Nhớ Chuyện Ta
Chuyện về bà Lục Thị Đậu vừa tài giỏi vừa có tấm lòng nhân hậu có lẽ sẽ mãi là một tấm gương sáng để soi cho nhiều thế hệ, nhất là với những thế hệ còn tiếp tục tiếp nối truyền thống làm nước mắm ngon thủ công tại Phan Thiết. Đó chính là việc gìn giữ và phát huy nước mắm Tĩn trong hiện tại và tương lai. Và tiếp nối truyền thống của các nghệ nhân xưa để lại, Nước mắm Tĩn tự hào mang trong mình giá trị tinh thần, “hương vị” đậm đà của làng nghề nước mắm truyền thống Phan Thiết. Đúc rút và cải tiến với công thức 300 năm tuổi từ Làng Chài Xưa, nước mắm Tĩn được kéo rút trực tiếp từ thùng gỗ ủ chượp, chín chậm đủ 12 tháng với cá cơm than to béo và muối tinh khiết để có thể cho ra một loại nước mắm cao cấp nhất, tươi ngon nhất và trọn vẹn vị mắm rin (mắm nhỉ nước đầu) truyền thống.
Chính vì thế, mỗi khi nhớ đến người đã có công đưa ngành nghề nước mắm truyền thống được lưu truyền rộng rãi khắp đất nước, mang lại tên tuổi cho vùng đất Phan Thiết thì chúng ta cũng không quên được nhiệm vụ tiếp nối của mình. Một trong số thương hiệu dám tiếp tục nhiệm vụ cao cả ấy độc nhất tại Việt Nam chính là Nước mắm Tĩn. Không chỉ áp dụng chuẩn theo công thức đã có mặt từ 300 năm trước, mà còn được nghiên cứu và phát triển để cho ra được thứ nước mắm tĩn thơm ngon, phù hợp với thị yếu người dùng hiện đại, nhưng không hề mất đi hương vị truyền thống. Nhắc đến nước mắm nguyên chất truyền thống chính là nhắc đến thương hiệu Nước mắm Tĩn.
Nước mắm Tĩn đồng hành cùng gia đình Việt trên hành trình truyền bá và lưu giữ trọn vẹn hương vị đậm đà của nước mắm rin truyền thống của ngày xưa. Vì vậy nếu bạn là người muốn đem hương vị truyền thống trên mâm cơm của gia đình mỗi ngày, hay muốn được tự tay thêm yêu thương vào từng món ăn bằng nước mắm tĩn truyền thống thì hãy luôn nhớ mình có một sự lựa chọn hoàn hảo là Nước mắm Tĩn nhé!
Nguồn hình: sưu tầm
Xem thêm bài viết về lịch sử nên đựng nước mắm trong Tĩn hay trong chai thủy tinh tại đây: https://nuocmamtin.com/nen-dung-nuoc-mam-trong-tin-gom-hay-trong-chai-thuy-tinh/