Nguồn gốc ăn chay của phật giáo trung hoa

Nguồn gốc ăn chay xuất phát từ Trung Hoa
5/5 - (1 bình chọn)

Ai và khi nào thì khái niệm “ăn chay” được khởi phát? Hãy cùng tìm hiểu thông qua góc nhìn và lịch sử cùa Phật giáo Trung Hoa!

Ăn Chay Xuất Phát Từ Trung Quốc?

Nguồn gốc ăn chay xuất phát từ Trung Hoa

Thượng tọa Thích Hạnh Bình, kiêm Tiến sĩ Phật học từng có một bài viết rất hay mang tên “Vấn đề ăn chay trong Phật giáo”. Trong bài này, thầy cho biết văn hoá ăn chay của nước ta và một số quốc gia khác như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… bị ảnh hưởng rất sâu sắc từ quan điểm của Phật học Trung Hoa. Theo thầy, ăn chay không phải là con đường bắt buộc phải đi nhưng là bước đầu tiên để ta tìm về với tâm bình an và tình yêu thương gốc rễ trong tâm hồn.

Quan điểm văn hoá khác biệt trong hệ triết học Trung Hoa là đề cao cõi Trời, cõi Tiên. Từ đó, triết lí này đưa ra một số quy tắc và điều kiện cần thiết để mọi người thực hiện theo nếu muốn thành Tiên và được sinh về cõi trời. Theo đó, mọi người nên kiêng ăn thịt, uống rượu, tiết dục, nên ăn các loại rau củ, thảo mộc cho thân thể nhẹ nhàng, bay bổi. Đó cũng là lí do vì sao các nước ảnh hưởng tư duy này đề cao việc ăn chay như vậy.

Quan điểm ăn chay là không ăn thịt các loài động vật

Quan điểm ăn chay là không ăn thịt các loài động vật cho dù là những loài bậc thấp, không nghe thấy và không suy nghĩ là quan điểm chung của Phật giáo Trung Quốc và các nước ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc. Thậm chí họ còn cho rằng ăn thịt, sát sanh động vật sẽ bị đọa địa ngục và không thể chuyển kiếp thành Tiên, thành Phật. Nhưng ai là người khởi nguồn suy nghĩ này và nguyên nhân vì sao quan điểm này được khởi phát là câu hỏi của rất nhiều người.

Để tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy nói một chút về nội dung của tác phẩm:” Trung Quốc Phật giáo sử” của nhà sử học Quách Bằng. Tác phẩm này có bàn luận về vua Lương Võ Đế (502 ~ 536) và vấn đề ăn chay ở chương 3, tiết thứ 3. Đây là một vị vua rất sùng Phật giáo, là người có công xây dựng nhiều chùa lớn cho đất nước, thường xuyên giảng giải đạo luật cho nhân dân. Ông từng ban hành rất nhiều sắc lệnh, đạo luật bắt buộc các tăng ni, người tu hành phải tuyệt đối ăn chay, không được ngã mặn.

Quan điểm ăn chay là không ăn thịt các loài động vật

Trích dẫn một số đoạn trong đạo luật của ông sẽ nhìn thấy sự tôn thờ tuyệt đối với vấn đề ăn chay, như: “Nay, các Tăng ni, các vị trụ trì, cần phải cảnh giác, nghiêm dạy chúng tăng (không được ăn mặn); nếu giải đãi, không tuân lệnh…sẽ trị tội” hay “Nếu Tăng chúng không tuân lệnh…vẫn còn ăn mặn, đệ tử (Lương Võ Đế) sẽ căn cứ theo pháp lệnh trị tội”. Quan điểm này của Lương Võ Đế ảnh hưởng rất sâu sắc đến thế hệ sau, ông được cho là người khởi xướng ăn chay tại Trung Quốc.

Tăng Ni của Phật giáo Trung Quốc bắt đầu ăn chay hẳn từ đó. Đấy cũng là lí do vì sao từ xưa đến nay Phật giáo Đại thừa ở Trung Quốc không bao giờ ăn mặn dù chỉ một chút mà chỉ ăn chay. Nó rất khác biệt với Phật giáo ở một số nước khác như Mông Cổ, Tây Tạng, có khi họ vẫn ăn thịt vì nhiều lí do khách quan. Nhưng các nước bị ảnh hưởng như Việt Nam, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản thì Phật giáo những nước này vẫn ăn chay.

Tăng Ni của Phật giáo Trung Quốc bắt đầu ăn chay hẳn từ đó

Lòng nhiệt thành của nhà vua với Phật giáo, lòng từ bi của ngài với các loài động vật cùng với tâm từ bi của Phật pháp đã tạo nên phong cách ăn uống lành mạnh này. Đồng thời không nói tới sự đồng lòng ủng hộ của người dân Trung Hoa, có lẽ vì lối sống đó phù hợp với văn hoá lâu đời của nước này.

Xem thêm bài viết về tại sao nhiều người lại ăn chay vào tháng 7 âm lịch: https://nuocmamtin.com/tuc-an-chay-thang-7-am-lich/

Những Ngôi Chùa Ấn Tượng Và Độc Đáo Ở Trung Quốc

Là một trong những quốc gia phát triển Phật giáo từ sớm cùng với lợi thế lãnh thổ rộng lớn, Trung Quốc có rất nhiều ngôi chùa đặc biệt mà bạn nên ghé thăm một lần.

Chùa Lingyin

Đây là một trong những ngôi chùa lớn nhất Trung Quốc. Trong không gian tu viện có rất nhiều hang động sang trọng nằm rải rác. Gian thờ hàng trăm vị La Hán, gia thờ Đức Phật, thư viện kinh thư, ngôi đền đồ sộ… là những nét đặc biệt của chùa Lingyin.

Chùa Lingyin ở Trung Quốc và nguồn gốc ăn chay

Chùa Nam Sơn

Từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đây là thánh địa Phật pháp lớn nhất của Trung Quốc. Chùa Nam Sơn có bức tượng Phật cao 100 mét xây trên mỏm đá biển Nam Sanya. Bức tượng chính là điểm nhấn ấn tượng nhất của ngôi chùa này. Bao quanh quảng trường – lối chính vào chùa là các ngọn tháp cao bao quanh, dẫn ra biển. Ngôi chùa ở Nam Trung Quốc này được đặt theo câu nói phổ biến của Phật giáo: “May mắn như Biển Đông, Tuổi thọ cao như Nam Sơn”.

Chùa Nam Sơn ở Trung quốc và nguồn gốc ăn chay của trung hoa

Chùa Bạch Mã

Các thầy ở chùa Bạch Mã Trung quốc đều ăn chay trường

Đây là ngôi chùa có lịch sử rất lâu đời vì là chùa Phật giáo đầu tiên được xây dựng ở Trung Quốc. Chùa được xây dựng năm 68 sau Công nguyên. Sau rất nhiều năm thăng trầm, chùa vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng: hai con sư tử cổ thần thoại, tượng Phật ngọc, tượng phật Śākyamuni và Phật Di Lặc nổi tiếng thế giới.

Chùa Ngỗng Hoang Lớn

Vốn được xây dựng để cất giữ kinh, tượng và tượng Phật được mang về từ Ấn Độ bởi sư thầy nổi tiếng Huyền Trang nên ngôi chùa này rất nổi tiếng. Xây dựng năm 652 ở phía nam Tây An, tỉnh Thiểm Tây, ban đầu chùa có 5 tầng, sau nhiều lần trùng tu hiện nay chùa cao đến 7 tầng.

Chùa Hang Longmen

Chùa Hang Longmen

Một nơi mà bạn nhất định nên ghé qua khi đến Trung Quốc vì chùa nằm sâu và rải rác trong hệ thống 2.300 hang động đá vôi kéo dài hơn một dặm ở Hà Nam. Những hang động này lưu giữ những nét độc đáo trong kiến trúc Trug Hoa trong nhiều thời kì. Đi hết những hang thấp sẽ gặp những hang động cao hơn và trên vách đá sẽ có hơn 110.000 bức tượng, 60 bảo tháp và 2.800 bản khắc chữ. Mỗi hang động lại là một bức phù điêu độc đáo nơi bạn có thể bước vào.

Thiếu Lâm Tự

Nếu thường xuyên xem phim Trung Quốc, chắc chắn bạn đã từng nghe đến Thiếu Lâm Tự. Thiếu Lâm Tự đã được hơn 1500 tuổi và rất nổi tiếng với bộ môn kungfu.

chùa Thiếu Lâm Tự nổi tiếng của Trung Quốc

Tu viện Treo

Tu viện treo được xây dựng dính trên vách đá cao 75m. Tại đây có rất nhiều ngôi nhà thờ nối với nhau bằng cầu thang và hành lang hẹp rất độc đáo. Tuy nhiên, vì cấu trúc cheo leo này mà tu viện sẽ sớm đóng cửa để đảm bảo an toàn cho du khách.

Tu viện Treo rất đẹp của Trung quốc

Đền Thiên Đường

Về kỹ thuật, cấu trúc xây dựng, đây là một bàn thờ chứ không phải ngôi đền hay ngôi chùa. Tuy không thể nhìn thấy các nhà sư, các Phật tử hay khói nhang nhưng bạn sẽ cực mãn nhãn trước thiết kế và kiến trúc tuyệt vời nơi đây. Các toà nhà đều có hình tròn trên nền móng hình vuông, giống như ý nghĩa về đất và trời. Khi đến thăm đền, bạn sẽ thấy rất thú vị vì những bức tường sẽ vang vọng âm thanh cùng tiếng nói từ bên này sang bên kia. Một vị hoàng đế đã xây dựng nơi này để cầu bình an cho con dân nước mình.

Xem thêm bài viết ăn chay và ngồi thiền: https://nuocmamtin.com/an-chay-va-ngoi-thien/