Thường thì bạn sẽ nghe người ta nói họ ăn chay vì sức khỏe, vì lòng nhân đạo, vì để tìm sự thanh tịnh. Nhưng cũng có rất nhiều người ăn chay để bảo vệ môi trường. Tại sao các vấn đề môi trường và việc ăn nhiều thịt lại liên quan đến nhau?
Mục lục
Nhu Cầu Ăn Thịt Gây Áp Lực Lên Môi Trường
Số liệu ghi nhận năm 2007 cho thấy nhu cầu ăn thịt tăng lên đến 20% so với 2005 (theo cuốn “Vì sao động vật quan trọng: Án đấu tranh để bảo vệ động vật”). Tính đến năm 2011 con số này đã nhảy lên 2011.
Theo Liên hiệp quốc, thế giới có hơn 1 tỉ người nghèo dựa vào đất chăn nuôi động vật để mưu sinh. 20% dân số thế giới vì cuộc sống khó khăn mà phải chặt phá rừng hoặc biến đất đai củ họ thành đất trồng nông sản cho động vật hoặc đất chăn nuôi động vật. Từ những thập niên 90 đến ngày nay, đất nông nghiệp dùng cho việc trồng nông sản nuôi động vật tăng hơn 18%. Có thể tóm gọn những số liệu kể trên thành một lí thuyết đơn giản rằng ngày càng nhiều người chặt phá rừng, phá đất để phục vụ cho nhu cầu ăn thịt động vật của con người. Và đó là lí do vì sao môi trường và việc ăn uống có liên quan chặt chẽ.
80% các vụ cháy rừng ở Amazon đều bắt nguồn từ hoạt động chăn nuôi động vật và con số này sẽ không ngừng tăng cao nếu con người không giảm nhu cầu ăn thịt.
Từ 2019, tại các nước phát triển như Úc, Mỹ, Canada… người ta đã ý thức được vấn đề này và vì vậy số người chuyển sang ăn chay và tiêu thụ thực vật tăng dần.
Xem bài nguồn gốc ăn chay của phật giáo Trung Hoa: https://nuocmamtin.com/nguon-goc-an-chay-phat-giao-trung-hoa/
Khí Thải Từ Chăn Nuôi Động Vật Tổn Hại Nghiêm Trọng Đến Khí Quyển
Tổ chức United Nations đã tung ra một loạt thống kê từ các nghiên cứu quốc tế uy tín về lượng khí thải khủng khiếp từ trồng trọt và chăn nuôi động vật. Theo đó, việc chăn nuôi bò để lấy sản phẩm thịt, sữa và một số mục đích khác chiếm đến 41% lượng khí metan (CH4) trên Trái đất.
Cần phải biết khí metan có một tác hại rất kinh khủng với đời sống con người. Chúng có thể tồn đọng trong khí quyển đến khoảng một thập kỉ, ít hơn CO2 nhưng lại độc hại gấp 28-36 so với CO2. Hơn thế nữa, metan còn hấp thụ nhiều nhiệt lượng và gây hiệu ứng nhà kính gấp 86 lần CO2 trong 20 năm qua.
Website khoa học Science Daily đã đưa ra một con số rằng một chú bò có thể thải ra 70 – 120kg khí metan mỗi năm. Tính đến năm 2017, thế giới có gần 1 tỷ 6 con bò đang được chăn nuôi. Đây là một vấn đề đau đầu với các nhà môi trường học.
Bên cạnh đó phải nhắc đến khí nitơ-oxit (N20) mà người ta hay gọi là khí cười. Đây là một trong những khí tham gia vào việc gây hiệu ứng nhà kính. Sự thật là chúng tồn đọng trong khí quyển ít nhất cả trăm năm, và độc gấp xấp xỉ 300 lần so với CO2. Khí N20 chủ yếu là khí thải của công nghiệp trồng trọt, cụ thể là phân bón được cho vào đất. Ngành trồng trọt này phục vụ chủ yếu cho hoạt động chăn nuôi. Vì vậy sẽ thật tuyệt vời nếu thế giới đồng lòng giảm ăn thịt, khí N20 từ đó cũng giảm sút theo.
Xem thêm: Cách làm bún nước tương Chay – Mặn siêu ngon, đơn giản
Chăn Nuôi Động Vật Tốn Rất Nhiều Nước Sinh Hoạt Của Con Người
Ai cũng biết nước là nguồn tài nguyên vô giá với đời sống con người. Ở rất nhiều nơi, con người thậm chí không có chút nước sạch nào để sinh hoạt. Vậy mà số liệu thực tế đã cho thấy muốn sản xuất ra nửa kí thịt phải tốn đến 9000 lít nước. Như vậy, 1 tấn thịt bò tốn 15.000 lít nước, 1 tấn thịt gà làm hao 4000 lít và 1 tấn thịt heo cần 6000 lít, thịt cừu thịt dê cần 9000 lít nước để sản xuất ra. Ngoài ra, các hóa chất trong quá trình sản xuất thịt như xà phòng, chất tẩy rửa, thuốc tăng trưởng còn làm ô nhiễm nước sạch nghiêm trọng. Trong khi đó, sản xuất nông sản như rau, củ, quả, hạt, đậu… chỉ tốn khoản 20.000 lít nước tổng cộng.
Nước bị ô nhiễm làm hệ thực vật ngày càng yếu ớt và đó cũng là một vấn đề nan giải. Có đến 665.55 nghìn người không biết nước sạch là gì và họ phải dùng chung nước với động vật vì cần tập trung chăn nuôi để buôn bán kiếm sống.
Xem thêm: Tại sao nhiều người ăn chay và giảm ăn thịt để bảo vệ môi trường?
Ăn Chay Hoặc Ăn Giảm Thịt Để Cứu Lấy Môi Trường Sống
Xem thêm: Cách làm bún gạo xào chay ngon, bổ dưỡng cho cả gia đình
Biến đổi khí hậu không còn là một câu chuyện phiếm mà đang hằng ngày, hằng giờ hiện hữu ngay trước mắt chúng ta. Câu chuyện cứu lấy bầu khí quyển, nước sạch, rừng rậm đã không còn là của riêng các nhà môi trường học mà là câu chuyện ý thức riêng của mỗi người.
Cứu lấy môi trường sống không đòi hỏi hành động quá to lớn, vĩ mô, chỉ cần thay đổi một chút trong khẩu phần và phong cách ăn uống, mỗi người thay đổi một ít, nhiều người sẽ mang lại khác biệt to lớn. Giảm ăn thịt hoặc chuyển sang ăn chay không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như khoa học đã chứng minh mà còn giảm áp lực lên môi trường. Cụ thể, bầu khí quyển sẽ bớt tồn đọng các khí thải độc hại, rừng rậm sẽ ít bị chặt phá hơn, nhiều người sẽ có thêm nước sạch để dùng… Tạo ra ý nghĩa lớn bằng những hành động nhỏ là điều bất kì ai cũng nên cân nhắc.
Xem bài các chế độ ăn chay phổ biến trên thế giới https://nuocmamtin.com/che-do-an-chay-pho-bien-tren-the-gioi/