Chính thức thành lập Hiệp hội Nước mắm Truyền thống

5/5 - (1 bình chọn)

Sau 3 năm xin giấy phép, chủ các doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống của Việt Nam đã chính thức có Hiệp hội riêng kể từ đầu tháng 9 năm nay.

Quá Trình Thành Lập Hiệp Hội Nước Mắm Truyền Thống Việt Nam

Quá Trình Thành Lập Hiệp Hội Nước Mắm Truyền Thống Việt Nam

Với một quốc gia có thâm niên làm nước mắm hơn 300 năm như Việt Nam, một Hiệp hội như thế này đáng lẽ là nên có từ lâu. Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam có tiền thân là câu lạc bộ Nước mắm truyền thống Việt Nam, ra đời năm 2016.

Giữa năm 2017, 17 thành viên trong Câu lạc bộ này là các cá nhân, chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu nước mắm và cơ sở sản xuất nước mắm đã đứng ra tổ chức Ban vận động nhằm kiến nghị thành lập Hiệp hội NMTT. Sau 3 năm, đến tháng 9 năm nay, Bộ Nội vụ đã chính thức cấp phép cho Hiệp hội này.

Hiện Hiệp hội có 117 thành viên trong đó 87.2% là những chủ doanh nghiệp đến từ 20 tỉnh thành khắp mọi miền đất nước. Mục tiêu chung hướng đến là cùng kết nối các cơ sở sản xuất NMTT, cùng nhau hỗ trợ và quảng bá ngành NMTT đến với thị trường trong nước và quốc tế.

 

Hiệp hội NMTT Việt Nam cũng ra quy định cho các hội viên tham gia là phải đạt tiêu chí cần thiết như độ đạm tối thiểu, hạn mức chất điều vị được sử dụng…để đảm bảo tính “truyền thống”. Tiêu chuẩn này sẽ tiếp tục được điều chỉnh và đi tới chuẩn mực khi Hiệp hội chính thức hoạt động. Doanh nghiệp nào đủ tiêu chuẩn sẽ được Hiệp hội cấp logo và nếu làm “giả” nước mắm sẽ bị thu hồi.

Đây là cột mốc hết sức quan trọng với ngành nước mắm truyền thống vì thị trường nước chấm ngày nay cạnh tranh quá khốc liệt. Việt Nam sản xuất đến 170 – 180 triệu lít nước mắm truyền thống mỗi năm nhưng chỉ chiếm 30% thị phần. Trong khi đó nhiều nhà thùng sản xuất nước mắm cha truyền con nối đang dần bỏ nghề, người tiêu dùng dễ bị những truyền thông “dội bom” cho rằng nước mắm truyền thống tanh, nặng mùi đánh lừa.

Sự ra đời của Hiệp hội là hoàn toàn cần thiết, thể hiện ý chí quý báu muốn giữ gìn giá trị truyền thống, “quốc hồn quốc túy” của những nhà thùng nước mắm yêu nghề đồng thời là khát khao đoàn kết cùng đưa nước mắm truyền thống Việt Nam vươn xa thế giới.

Sự Khác Biệt Của Nước Mắm Truyền Thống

Sự Khác Biệt Của Nước Mắm Truyền Thống

Nước mắm truyền thống là nước mắm được làm từ 2 thành phần là cá và muối mà không cho thêm phụ gia nào. Để cho ra nước mắm, người ta sử dụng phương pháp ủ chượp cá (thường là cá cơm tươi) và muối tinh khiết trong thùng lều gỗ chín chậm trong 12 – 24 tháng. Trong quá trình ủ chượp, nghệ nhân làm mắm còn áp dụng nhiều kĩ thuật khác nhau như cài nén, đắp lù, canh chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong nhà thùng để cho ra sản phẩm ngon nhất. Những địa phương làm nước mắm lâu đời và nổi tiếng phải nói đến Phan Thiết, Phú Quốc, Phan Rang và Nha Trang.

Đặc điểm để đánh giá nước mắm là nước mắm truyền thống là phải có độ đạm cao, màu nâu cánh gián đẹp mắt, mùi thơm nồng, mặn ở đầu lưỡi, ngọt dần về cuống lưỡi.

Xem thêm bài viết hành trình đánh bắt cá cơm tại: https://nuocmamtin.com/hanh-trinh-danh-bat-ca-com/

Nước Mắm Truyền Thống Đã Có Tại Việt Nam Từ Khi Nào?

Nước Mắm Truyền Thống Đã Có Tại Việt Nam Từ Khi Nào?

Nước mắm đã trở nên không thể thiếu trong bữa ăn của gia đình Việt, là “quốc hồn quốc túy” và là chất riêng của ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên sẽ rất nhiều người bất ngờ khi biết nước mắm truyền thống đã xuất hiện hơn 2000 năm trên thế giới và hơn 300 năm tại Việt Nam.

bình đựng nước mắm tại các di tích của La Mã cổ đại từ hơn 2000 năm trước

Những nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết của những bình đựng nước mắm tại các di tích của La Mã cổ đại từ hơn 2000 năm trước. Thời đó, người La Mã cổ đã biết làm một loại nước chấm có tên là garum. Thành phần làm garum là ruột cá, muối và thảo dược, ủ chượp trong nhiều năm tháng – khá giống với cách làm nước mắm ngày nay. Garum ngày đó rất đắt tiền, loại làm từ ruột cá tươi ngon, muối tinh và thảo dược cao cấp phải lên đến 500USD/bình. Người La Mã cổ đại thường đem garum đi trao đổi, mua bán với các nước lân cận thông qua con đường tơ lụa và từ đây, kỹ nghệ ủ chượp garum đã được truyền bá rộng rãi hơn. Người Chăm-pa xưa đã học được kỹ nghệ này. Mãi đến khi khoảng 300 năm trước, khi công nữ Ngọc Khoa của nước Đại Việt kết hôn cùng vua Po Rome của Chăm-pa, người Việt mới học hỏi được cách ủ chượp garum. Để phân biệt với mắm khô, người Đại Việt gọi garum là mắm nước, lâu dần quen gọi là nước mắm.

Xem thêm bài những lợi ích tuyệt vời của rong biển: https://nuocmamtin.com/loi-ich-cua-rong-bien-voi-suc-khoe/