Rong biển đã trở nên rất quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của các quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản. Sử dụng rong biển thường xuyên mang đến nhiều tác dụng tốt với cơ thể, làn da và sức khỏe.
Mục lục
Rong Biển Là Gì?
Rong biển là một loại sinh vật được tìm thấy ở đại dương. Chúng còn có tên gọi là tảo bẹ, thuộc nhóm tảo, sống được ở cả nước mặn lẫn nước lợ. Người ta thường thu hoạch rong biển trên các rạn san hô, trên những vách đá hoặc những tầng nước sâu nhưng phải có ánh sáng chiếu tới vì rong biển cần phải quang hợp.
Rong Biển Có Bao Nhiêu Loại?
Theo ghi nhận, rong biển có đến hơn 10.000 loại khác nhau trên thế giới và tại Việt Nam con số thu thập được là 800 với gần 90 loại trong số đó có thể mang đến giá trị kinh tế. Một số loại rong biển phổ biến và thường gặp nhất ở nước ta.
Rong biển Nori
Đây là hình dạng hầu hết mọi người nghĩ đến đầu tiên khi nhắc về rong biển. Người ta thường dùng Nori để cuộn sushi, kimbap, chấy tỏi, xóc muối… Chúng mỏng và khô như tờ giấy. Người ta thu hoạch chúng vào mùa thu, sau đó rửa sạch, cán mỏng, đem phơi khô, sấy, cắt thành từng tấm nhỏ rồi mới đem phân phối ra thị trường. Nori rất giàu vitamin A, B1, sắt, kẽm cũng như canxi. Quốc gia sản xuất rong biển Nori nhiều nhất là Nhật Bản. Điểm thú vị là loại rong biển này có thể ăn trực tiếp mà không cần qua chế biến.
Rong biển Kombu
Rong biển Kombu rất nổi tiếng thời gian gần đây vì chúng đã trở thành nguyên liệu chính để làm nên dashi (nước dùng rau củ quả) để làm đồ ăn dặm cho trẻ nhỏ. Vị ngọt thanh tự nhiên của nước dùng khi nấu của Kombu chính là điểm “lấy lòng” các bà nội trợ. Trong số các loại rong biển, Kombu đặc biệt vì không có tí protein nào nhưng cực kì giàu canxi, sắt, chất chống oxy hóa và glutamate.
Rong biển Wakame
Rong biển Wakame là loại phổ biến nhất ở Nhật Bản và dần trở nên phổ biến ở các nước phương Tây. Những mảng rong xanh mướt, ẩm ướt và mềm mại chính là hình nhắc bạn nhớ ngay về Wakame. Rong biển Wakame chứa rất ít calories nên được những người đang có nhu cầu cải thiện vóc dáng rất quan tâm. Bên cạnh đó, Wakame cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như folate, vitamin K, vitamin C, vitamin A, sắt, calci, Iod, hàm lượng lớn chất xơ và chất chống oxy hóa. Loại này thường được dùng làm salad, nấu súp hoặc ăn kèm sashimi.
Rong biển Hijiki
Loại rong biển này có dạng sợi và màu đen khác biệt. Chúng rất giàu canxi, sắt, chất xơ và có chứa Fucoidan giúp chống oxy hóa, phòng ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm cholesterol, tốt cho sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hóa. Hijiki thường được làm khô trước khi bán, dùng để xào, nấu súp, làm cơm nắm, salad đều rất ngon.
Rong biển Kanten (thạch Agar)
Cái tên Kanten có vẻ hơi xa lạ nhưng thạch Agar lại là cái tên quá quen thuộc với những người yêu bếp núc, Chúng có màu trắng trong, vị rất nhạt, được dùng như một chất tạo đông giống Gelatin, Khi ăn chúng có độ dai giòn lạ miệng, có thể làm salad, nấu súp hay chiên xào. Loại rong biển này giàu chất xơ nhưng không hề có calo, không làm ảnh hưởng vóc dáng mà lại có công dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu.
Ngoài ra ở Việt Nam còn có thể kể đến một số loại rong biển phổ biến khác như rong biển Mozuku, Ogonori, Tosaka…
Thành Phần Dinh Dưỡng Tự Nhiên Có Trong Rong Biển
Rong biển rất giàu chất xơ và là thực phẩm có tính kiềm với sự cân bằng khoáng chất tuyệt vời. Người dân Nhật Bản đã sử dụng rong biển làm thực phẩm từ rất lâu đời. Đây cũng là yếu tố giúp cho sức khỏe và tuổi thọ của họ cao hơn người dân nước khác.
Trong Rong Biển Có Chứa Nhiều Thành Phần Chất Dinh Dưỡng Có Lợi
– Các yếu tố đa lượng gồm có: sodium, calcium (canxi), magnesium (magiê), potassium, chlorine, sulfur và phosphorus (phốt pho).
– Các yếu tố vi lượng gồm có: iodine (i-ốt), iron, zinc, copper, selenium, molybdenum, fluoride, manganese, boron, nickel và cobalt.
Trong đó, yếu tố khoáng chất i-ốt được nhiều người quan tâm hơn cả bởi i-ốt là chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Nó có ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp giúp quyết định trí thông minh của con người. Theo nhiều nghiên cứu tại Nhật Bản, trong rong biển chứa hàm lượng i-ốt khá cao. Trong đó, hàm lượng i-ốt cao nhất được tìm thấy trên rong biển màu nâu. Tiếp theo là hàm lượng canxi của rong biển là khoảng 4-7% khi ở dạng khô. Được biết, một gram rong biển khô cung cấp 70 mg canxi. Lượng canxi trong tảo biển cao hơn nhiều lần trong sữa.
Rong biển còn chứa một số loại vitamin có lợi cho cơ thể như: vitamin A, vitamin C, B12, có rất ít chất mỡ… Trong rong biển xanh có thành phần acid béo gần nhất với thực vật thượng đẳng. Tảo đỏ có hàm lượng EPA cao, chất đa phần tìm thấy trong động vật, đặc biệt là hải sản. Trong rong biển khô có hàm lượng sợi cao, khoảng từ 32% đến 50%. Mảnh sợi, có thể hòa tan trong nước có tác dụng làm giảm cholesterol và hypoglycemic.
Lợi ích của rong biển đối với sức khỏe
Hỗ trợ giảm cân
Rong biển chứa alginate, có thể giúp ngăn chặn hình thành chất béo ở ruột. Nghiên cứu cho thấy nó có thể ngăn ngừa béo phì thông qua alginates có thể ngăn chặn các enzym tiêu hóa chất béo.
Tương tự như vậy, sắc tố trong rong biển kombu gọi là fucoxanthin – một loại carotenoid có thể thúc đẩy sản xuất protein liên quan đến chuyển hóa chất béo, có thể hỗ trợ giảm cân.
Hỗ trợ mô xương
Rong biển, đặc biệt là các loại màu xanh đậm, chứa hàm lượng canxi cao. Hơn nữa, rong biển có chứa magiê, một khoáng chất khác hỗ trợ sức khỏe của xương.
Thúc đẩy sức khỏe tim mạch
Rong biển chứa peptide có hiệu quả làm giảm huyết áp, đó là một cách tuyệt vời để chống lại bệnh tim.
Cân bằng lượng đường huyết
Thêm rong biển vào bữa ăn có thể làm giảm lượng đường huyết và giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng alginate trong rong biển nâu như arame có thể tăng cường chất nhầy đường ruột và làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate. Tương tự như vậy, các nghiên cứu trước đây cho thấy alginate có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol và glucose ở những người tham gia béo phì.
Giải độc
Một số rong biển như arame và hijiki có nhiều chất xơ hòa tan, giúp thúc đẩy giải độc. Nó làm sạch ruột khỏi các độc tố như những chất được tìm thấy trong các chất gây độc từ khói thuốc lá.
Cải thiện tình trạng da
Rong biển đỏ là nguồn cung cấp a-xít béo Omega-3, giúp giảm viêm, làm giảm nguy cơ mụn trứng cá mụn và các vấn đề về da khác, làm da mịn màng, trẻ trung hơn.
Mùa đông là thời gian tuyệt vời để ăn các thực phẩm giàu Omega-3 để giúp chống lại các tác động làm khô da do thời tiết.
Một số món ăn ngon với rong biển
Canh rong biển thịt bò
Nguyên liệu
– 100gr rong biển khô
– 80g thịt bò ngon
– Rượu trắng
– Xì dầu Hàn Quốc
– 1 củ hành khô
– 1 củ tỏi
– Gia vị đầy đủ
Cách nấu canh rong biển
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Ngâm rong biển khô và khử mùi tanh trước khi nấu theo cách đã hướng dẫn ở trên. Sau khi khử mùi thì thái thành từng khúc khoảng 5cm.
– Thịt bò rửa sạch, thái mỏng vừa ăn. Nếu bạn muốn khử mùi hôi của thịt bò thì có thể bóp nhẹ thịt với gừng tươi hoặc chanh, muối, dấm, rượu. Ướp thịt bò với gia vị: rượu trắng + tiêu xay + xì dầu + dầu vừng. Trộn đều, ướp trong 15 phút.
Bước 2: Nấu canh
– Bắc một chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, cho hành khô vào phi thơm sau đó cho thịt bò vào xào sơ qua trên ngọn lửa lớn đến khi bò tái chín thì cho rong biển vào xào cùng.
– Cho thêm 2 thìa dầu vừng vào xào cùng đến khi thịt bò chín thì cho nước ấm vào xấp xấp mặt nước để nấu canh.
– Đậy vung đun cho sôi nồi canh, nêm nếm thêm chút gia vị cho phù hợp. Trước khi tắt bếp khoảng 5 – 7 phút, cho 1 thìa tỏi băm vào để nấu đến khi rong biển mềm là được.
Bước 3: Múc canh rong biển ra tô và thưởng thức ngay khi còn nóng.
Rong biển chấy tỏi
Nguyên liệu
– 1 bịch rong biển khô
– 1 muỗng canh muối tôm
– 30ml dầu ăn
– 50 gram tỏi băm
– 20 gram ớt băm
– 1 muỗng cà phê đường
Chế biến
– Rong biển cắt thành từng miếng hình chữ nhật, kích thước vừa.
– Bắc chảo lên bếp, cho 20ml dầu ăn vào làm nóng. Tiếp tục cho 50 gram tỏi băm và 20 gram ớt băm vào phi thơm.
– Khi hỗn hợp tỏi ớt băm đã phi vàng, cho vào chảo muối tôm, đường vào, dùng đũa đảo cho các nguyên liệu tan ra. Đổ hỗn hợp da đĩa,
– Cho 10ml dầu ăn còn lại vào làm nóng, khi dầu nóng bỏ rong biển vào xào đều tay 2-5 phút. Tắt bếp.
– Cho hỗn hợp tỏi ớt băm kèm muối tôm, đường vừa làm vào chảo rong biển, trộn đều cho thấm.
– Bỏ ra đĩa và thưởng thức ngay thôi!
Xem thêm bài viết về nước mắm tôm biển ăn với món gì ngon: https://nuocmamtin.com/nuoc-mam-tom-bien-an-gi-ngon/
Cơm cuộn rong biển
Nguyên liệu
– Gạo Nhật hạt tròn hoặc gạo dẻo; 2 củ cà rốt; 1 quả dưa chuột; 100 gr rau bó xôi
– 100 gr giò/xúc xích; 2 quả trứng
– Vừng trắng, vừng đen, dầu vừng
– 1 gói lá rong biển
– Dụng cụ mành tre để cuộn cơm.
Thực hiện
– Nấu gạo thành cơm, chú ý không để cơm quá nát.
– Cà rốt, dưa chuột, rau rửa sạch sau đó thái thành thanh dài. Cà rốt và rau bó xôi cho trần qua nước sôi. Vớt rau bó xôi thả vào bát nước lạnh để giữ độ giòn và xanh của rau.
– Trộn vừng đen và vừng trắng rồi đem rang chín thơm.
– Đánh trứng với 1 chút muối rồi đem tráng dày. Sau đó thái trứng và giò thành dạng thanh dài.
– Múc cơm ra bát trộn cùng 1 thìa dầu mè và vừng vừa rang. Dùng đũa xới tơi cơm và để nguội.
– Cho mành tre ra mâm rồi trải lá rong biển lên, bỏ cơm lên lá rong biển rồi cho nhân vào lần lượt.
– Để cơm cuộn nhìn đẹp và dễ cắt hơn thì khi cuộn bạn chú ý làm chặt tay.
– Dùng dao sắc có bôi chút dầu ăn để cắt cơm thành từng khúc đẹp mắt.
Nước chấm rong biển Sea Sauce – “Vị ngon thay thế nước mắm”
Nước chấm rong biển Sea Sauce có thành phần từ chính từ “siêu thực phẩn” rong biển kết hợp với đậu nành, nước cốt thơm dứa, đường tảo tự nhiên và muối biển tinh khiết. Do có nguồn gốc thực vật nên Sea Sauce có hương vị thơm hơn và ít mặn hơn so với nước mắm thông thường.
Các sản phẩm từ rong biển được các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc ưa chuộng vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giải độc, làm sạch máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và đặc biệt làm chậm quá trình lão hóa da….
Nước chấm rong biển Sea Sauce dùng để chấm ăn sống, pha với chanh tỏi ớt hay nêm nếm trực tiếp khi nấu ăn đều rất hòa hợp, giúp món ăn thêm hấp dẫn và kích thích vị giác.
Xem thêm thông tin của nước chấm rong biển Sea Sauce: https://nuocmamtin.com/product/nuoc-cham-rong-bien-sea-sauce/