Cách làm nước mắm cơm tấm ngon chuẩn hương vị Việt

cách làm nước mắm cơm tấm ngon
5/5 - (1 bình chọn)

Khi nhắc đến ẩm thực của  Sài Gòn hoa lệ, người ta nghĩ ngay đến một thành phố nhộn nhịp với sự giao thoa ẩm thực ba miền. Các món đặc sản của Bắc – Trung – Nam cùng những nét văn hóa độc đáo đã hội tụ về mảnh đất phồn vinh này làm nên một bản đồ ẩm thực “hoành tráng”. Ấy vậy mà, Sài Gòn vẫn có một món ăn ngon cho riêng mình, một món ăn mang đậm chất và hương vị của Sài Gòn, một món ăn đã tạo nên bản sắc riêng mà không nơi nào có được đó là “ Cơm Tấm”. Nên người ta hay nói “ đến Sài Gòn mà chưa ăn được cơm tấm là chưa thật sự đã đến Sài Gòn”.

Cơm tấm – Món ăn ngon giữa lòng phố Sài Gòn

Cách làm nước mắm cơm tấm ngon

Cơm tấm là một loại cơm được nấu từ các hạt gạo vỡ rất phổ biến tại miền Nam Việt Nam. Món cơm  đặc biệt này thường được ăn kèm cùng thịt sườn heo nướng, bì heo (da), chả trứng hấp, quả trứng chiên, dưa chua và  không thể thiếu nước mắm pha. 

Cơm tấm từ xa xưa vốn là một món ăn bình dân và quen thuộc. Đặc biệt nó dường như chỉ dành cho tầng lớp lao động nghèo hoặc học sinh, sinh viên. Người ta cố gắng tận dụng những hạt gạo vỡ, gãy (hạt tấm) trong quá trình xay xát để nấu cơm. Nhưng giờ đây, người ta phải tốn công làm nát hạt gạo để chế biến thành món cơm tấm thơm ngon phục vụ mọi tầng lớp người dân Sài Gòn. 

Một đĩa cơm tấm ngon có thể có sườn, bì, chả, trứng là 4 món ăn kèm thông dụng nhất của cơm tấm

Cơm tấm là món ăn được rất nhiều người yêu thích
  • Sườn: Sườn ăn với cơm tấm là loại thịt sườn heo miếng mỏng được tẩm ướp gia vị, sau đó mang đi nướng thơm lừng. Các quán cơm họ thường nướng sườn trước cửa tiệm, để khói và hương thơm bốc ra tạo cảm giác hấp dẫn, kích thích thèm ăn. Bất cứ ai đi qua cũng rất dễ nhận ra họ vừa đi ngang một quán cơm tấm. 
  • : là hỗn hợp nhiều loại gia vị trộn với da heo và thính. 
  • Chả: Được làm từ nhiều loại nguyên liệu như trứng, thịt cua, thịt heo xay, nấm mèo và bún tàu. Vì có lớp trứng trên bề mặt nên có thể do vậy nhiều người gọi món này là chả trứng và được chưng sẵn thành một bánh hình tròn hay hình chữ nhật. Khi ăn họ thường xắt lát vừa ăn. 
  • Trứng: Trứng ăn cùng cơm tấm thường là trứng ốp la. Trứng chín vừa hay chín kỹ còn phụ thuộc vào yêu cầu của thực khách. 

Với các món ăn kèm trên đây có thể ăn cùng nhau hoặc không gồm đầy đủ các món. Họ có thể kết hợp riêng lẻ tùy theo khẩu vị và sở thích của mỗi người. Ngoài ra có thể ăn thêm với tóp mỡ, mỡ hành, dưa leo, cà chua, các món đồ chua như: cà rốt, củ cải, đu đủ,… Tuy nhiên, bất cứ đĩa cơm tấm nào bắt buộc cũng phải ăn kèm với chén nước mắm pha. Vì nó là linh hồn quyết định nên hương vị của đĩa cơm tấm có thơm ngon, đậm đà hay có khác biệt. Vậy cách làm nước mắm cơm tấm ngon như thế nào? Hãy cùng tham khảo công thức sau đây:

Cách làm nước mắm cơm tấm ngon

Cách pha nước mắm cơm tấm sao cho ngon

Xem thêm các bài viết công thức món ăn ngon với nước mắm: https://nuocmamtin.com/tin-tuc/cau-chuyen-nghe-mam/

Cách làm nước mắm cơm tấm ngon cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Nước mắm: 4 muỗng canh 
  • Nước lọc: 2 muỗng canh
  • Nước cốt chanh: 2 muỗng canh
  • Ớt băm nhuyễn: 1 muỗng canh 
  • Tỏi băm nhuyễn: 1 muỗng canh
  • Đường: 2 muỗng canh
  • Bột năng: ½ muỗng canh

Tiếp theo chúng ta tiến hành pha nước mắm cơm tấm cho cả gia đình mình nhé. 

Thực hiện phần pha nước mắm cơm tấm

Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy cho nước lọc vào chén. Tiếp đến cho đường vào khuấy thật đều cho đường tan hết. 

Bước 2: Tiếp tục cho nước mắm và nước cốt chanh vào khuấy đều tay để nước mắm được hòa tan vào nước đường và nước cốt chanh. 

Bước 3: Cho tiếp tỏi băm, ớt băm nhuyễn vào khuấy nhẹ cho tỏi và ớt hòa quyện vào  hỗn hợp. 

Bước 4: Sau đó, hòa phần bột năng với chút nước sôi nóng khuấy đều tạo thành hỗn hợp lỏng sánh rồi để nguội. 

Bước 5: Trộn hai hỗn hợp nước mắm chanh đường và bột năng vào với nhau, sau đó khuấy đều đến khi chúng quện lại, tạo độ sánh như mong muốn. Thế là đã có một chén nước mắm thật ngon để ăn cùng cơm tấm. 

Tuy nhiên vẫn cần có 1 số lưu ý khi pha nước mắm cơm tấm

Chọn lựa nguyên liệu là một công đoạn vô cùng quan trọng để làm món ngon

Các nguyên liệu nên được pha theo đúng thứ tự như trên để tỏi ớt không bị nổi lên bề mặt. 

Tỏi, ớt tự bằm sẽ ngon và đẹp mắt hơn. Phần tỏi, ớt và chanh đường cũng có thể gia giảm theo khẩu vị của các thành viên trong gia đình đặc biệt đối với gia đình có trẻ em không ăn được quá cay. Hoặc có thể pha riêng theo công thức cho các bé.

Nên chọn loại nước mắm truyền thống có độ đạm cao để pha. Đảm bảo được món ăn đậm đà thơm ngon  mà còn có lợi cho sức khỏe.

Khi nước mắm đã pha xong mà muốn tăng độ ngọt, độ mặn hoặc độ chua không nên trực tiếp cho vào chén nước mắm đã hoàn thành mà nên pha riêng. 

Như vậy, là chúng ta đã có ngay một chén nước mắm đậm đà, chuẩn vị chỉ với các bước rất đơn giản nhưng đã làm món cơm tấm thêm thơm ngon, hấp dẫn. 

Lời kết

Tùy vào văn hóa, khẩu vị của mỗi vùng miền mà nước mắm cơm tấm lại có một sự hấp dẫn, hương vị riêng nhờ cách biến tấu khéo léo, sáng tạo đã giúp món cơm tấm thêm phần cuốn hút khi thưởng thức. Với gợi ý cách pha nước mắm cơm tấm ngon thì chắc hẳn bạn và gia đình sẽ có một bữa ăn chuẩn vị, ngon miệng. 

Chúc bạn thành công!

>>>Xem thêm các công thức nấu ăn liên quan: