Ý nghĩa đặc sắc của tên gọi thương hiệu nước mắm Tĩn

Nước mắm Tĩn đựng nước mắm rin của phan thiết
4/5 - (2 bình chọn)

Đã có rất nhiều khách hàng thế hệ 7X, 8X và về sau nữa đã luôn thắc mắc về tên gọi “Nước Mắm Tĩn”. Ăn nước mắm Tĩn bấy lâu, nhưng vẫn chưa biết tại sao lại là Nước Mắm Tĩn chứ không phải là một tên gọi khác. Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa tên gọi nước mắm Tĩn nhé!

Tại sao lại có tên gọi “Nước mắm Tĩn”?

những tĩn nước mắm trên sông Cà ty
Những tĩn gốm nước mắm cá cơm được chở đi bán trên sông Cà Ty

“Tĩn” trước đây là danh từ chung, dùng để chỉ 1 loại vật dụng bằng đất nung, rất phổ biến để chứa nước mắm ở Phan Thiết từ những năm 1975 trở về trước. Quay ngược dòng lịch sử một chút, nước mắm được bắt nguồn từ nền văn minh cổ đại ở Châu Âu với tên gọi là “garum”. Đó là loại nước cốt được chắt lấy từ quá trình lên men cá cơm, cá ngừ,… giữ nguyên nội tạng và ướp với muối trắng cùng thảo dược. Sau đó với sự phát triển của con đường tơ lụa trên biển, “garum” đã theo chân các thương buôn Ấn Độ du nhập vào Chăm Pa và sau đó thì được người dân ở Đàng Ngoài học được. Theo thời gian, “garum” được đổi tên thành mắm nước, sau gọi thành nước mắm. Tên gọi đó được dùng cho đến ngày nay.

Nước mắm truyền thống ngày xưa, đặc biệt là nước mắm ở Phan Thiết- toàn bộ đều được ủ chượp trong thùng lều gỗ, sau khi kéo rút sẽ được cho vào trong tĩn – 1 loại vật dụng bằng đất nung, giống như cái chum thu nhỏ, chở bằng ghe bầu từ sông Cà Ty đi bán khắp lục tỉnh Nam Kỳ, ra đến tận miền Bắc, miền Trung và còn xuất cả sang các nước lân cận.

Thế nhưng kể cả những nghệ nhân lâu đời ở Phan Thiết, cũng không biết được nguồn gốc ra đời của những tĩn đất nung này. Chỉ biết từ khi có kỹ nghệ làm nước mắm là đã có cái tĩn rồi. Tĩn và nước mắm thời đó gắn liền với nhau như hình với bóng, dân chài thường hay ví von là như cá với nước không thể tách rời được, nước mắm phải vào Tĩn mới đúng là nước mắm ngon. Vậy nên nước mắm Phan Thiết mới có tên gọi là “Nước mắm Tĩn”

Xem thêm: Ký ức về những Tĩn nước mắm sạch ngon và truyền thống thân thương

Đặc trưng của tĩn nước mắm

Tĩn gốm xưa của Phan Thiết
Tĩn gốm xưa tại bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa

Tĩn là một dạng hũ nhỏ, được làm bằng đất sét đã nung chín, thấp thấp hình tròn bầu và hông phình ở giữa như chiếc bánh ú. Công dụng duy nhất của tĩn chính là đựng nước mắm. Trải qua một thời gian ủ chượp trong thùng lều gỗ, nước mắm sau khi chắt lọc ra sẽ được cho vào tĩn, dùng nắp đậy lại và được trét kín bằng hỗn hợp vôi, mật mía và dây tơ hồng. Tĩn là dụng cụ chứa nước mắm lâu đời và đặc trưng của người Phan Thiết từ thế kỷ 19, bí quyết làm nên hương vị đặc trưng của nước mắm nơi đây. Bởi theo các nghệ nhân xưa, nước mắm rất hạp với tĩn, nước mắm đựng trong tĩn càng lâu sẽ càng đậm đà, thơm ngon và giữ nguyên vẹn ở bất kì thời tiết nào. Đó cũng chính là lí do tại sao nước mắm truyền thống Phan Thiết lại có tên gọi là “Nước mắm Tĩn”

Có thể bạn quan tâm: Công phu nghề làm “tĩn” nước mắm ở phan thiết xưa

Tên gọi từ cảm hứng của những tĩn đất nung xưa

Hình ảnh những chiếc tĩn gốm thô ráp, được quét vôi trắng bên ngoài và dán nhãn vuông độc quyền, xếp đầy ắp dọc theo bờ sông Cà Ty chính là nguồn cảm hứng cho thương hiệu “Nước mắm Tĩn” ngày nay. Những tĩn nước mắm được chồng thành từng chồng cao ngất, kiểu hình kim tự tháp rất kiên cố, được ghe bầu chở đi bán khắp lục tỉnh Nam Kỳ và ra đến tận miền Bắc, miền Trung. Hình tượng ấy còn được bảo tàng Làng Chài Xưa mô phỏng & “phục dựng” lại qua chiếc tĩn gốm nhỏ, phình ra ở giữa, đựng nước mắm rin nguyên chất đậy kín, kèm quai xách dây thừng độc đáo, in đậm dấu ấn nước mắm Phan Thiết xưa.

Những tĩn đất nung xưa đựng nước mắm tại nhà Hàm Hộ
Những tĩn gốm với quai xách dây thừng bện độc đáo, không đơn thuần chỉ chứa đựng những giọt nước mắm rin nguyên chất

Những tĩn gốm với quai xách dây thừng bện độc đáo, không đơn thuần chỉ chứa đựng những giọt nước mắm rin nguyên chất, mà đó còn gợi nhớ có mọi người về lịch sử lâu đời của hương vị nước mắm truyền thống Phan Thiết vang danh một thời.

Xem thêm nghề làm Tĩn đựng nước mắm tại phan Thiết: https://nuocmamtin.com/cong-phu-nghe-lam-tin-nuoc-mam-o-phan-thiet-xua/

Ý nghĩa hình vẽ bên trên những tĩn gốm

Bên trên những tĩn gốm của nước mắm Tĩn còn có những họa tiết độc đáo: ghe bầu, hình những hàng nước mắm tĩn chất dọc bờ sông Cà Ty với biểu tượng tháp nước Phan Thiết đậm nét hoài cổ. Cùng với tên gọi “Nước Mắm Tĩn”, những họa tiết ấy chính là sự hoài niệm về một thời kì phát triển rực rỡ của nước mắm truyền thống Phan Thiết xưa, là lời nhắc nhớ với thế hệ trẻ về “quốc hồn – quốc tuý” dân tộc và là động lực giúp nước mắm Tĩn tiến xa hơn nữa trên con đường khôi phục, phát triển hương vị truyền thống của nước mắm rin nguyên chất 300 năm. Bí quyết tạo nên hương vị hấp dẫn cho “Nước Mắm Tĩn”.

Tĩn gốm sứ đựng nước mắm rin của bảo tàng làng chài xưa
Mang vị ngon đậm đà và hậu vị béo ngọt tự nhiên, chỉ cần nếm thử thì khó mà quên được

Giữa rất nhiều thương hiệu nhưng tại sao nước mắm tĩn Phan Thiết xưa lại có sức hấp dẫn và được nhiều người tin dùng đến vậy ? Vì đó là loại nước mắm nguyên chất, là “nước mắm nhỉ nước đầu” vô cùng quý giá, được ủ chượp từ cá cơm than to béo tươi và muối tinh khiết của vùng biển Bình Thuận. Trải qua 12-24 tháng dài ủ chượp tự nhiên trong thùng gỗ bời lời, để chắt lọc ra được những giọt nước mắm màu nâu cánh gián sánh đặc với hàm lượng đạm cao, nguyên chất từ cá. Mang vị ngon đậm đà và hậu vị béo ngọt tự nhiên, chỉ cần nếm thử thì khó mà quên được.

Độc đáo giọt “Nước mắm tĩn” đựng trong những tĩn gốm xưa

Nước mắm Tĩn ngày nay của bảo tàng Làng Chài Xưa chính là sự kết nối giữa giá trị truyền thống hơn 300 năm và phong vị hiện đại, mới mẻ của người dân Việt Nam.

Nước mắm Tĩn nhãn xưa đựng trong tĩn gốm với quai xách dây thừng bện là “nước mắm nhĩ nước đầu” vô cùng quý giá, là loại nước mắm nguyên chất mang hương vị truyền thống và được sản xuất bởi qui trình thủ công. Đó là “giọt mặn” tâm huyết của biết bao người con làng chài Phan Thiết, mong muốn duy trì và phát triển giọt nước mắm truyền thống quê hương nói riêng và ngành nước mắm Việt nói chung.

Nước mắm Tĩn đựng nước mắm rin của phan thiết
Bên trong mỗi tĩn gốm là những giọt nước mắm ngon sánh đặc thịt cá

Bên trong mỗi tĩn gốm là những giọt nước mắm ngon sánh đặc thịt cá, óng ánh màu nâu cánh gián và thơm nồng hương vị của sự dân dã. Khi đổ ra chén, giọt nước mắm sánh đặc, ăn cùng với cơm trắng nóng thơm thì còn ngon hơn biết bao loại sơn hào hải vị. Với những khách hàng thuộc thế hệ 7x, 8x, họ đã tìm lại hương vị tuổi thơ ngày xưa, được thưởng thức lại cái vị ngon thân thuộc không thể nào thiếu trong những bữa cơm xưa. Còn với những khách hàng trẻ, khi lần đầu nếm thử giọt nước mắm rin truyền thống, cảm nhận được vị đậm đà ở đầu lưỡi, béo ngọt tự nhiên của thịt cá ở hậu vị, họ phải bất ngờ và trầm trồ về hương vị đặc biệt thơm ngon ấy. Hương vị được tạo nên bởi những thế hệ đi trước, bởi những giá trị truyền thồng tồn tại cho đến hôm nay.

Nước mắm Tĩn – không đơn thuần là để ăn, , mà phải cảm nhận. Cảm nhận bằng vị giác, cảm nhận bằng sự hiểu biết, cảm nhận bằng cả sự trân trọng và tình cảm dành cho “quốc hồn quốc túy” của dân tộc.

Có thể bạn quan tâm: Nên đựng nước mắm trong tĩn gốm hay trong chai thủy tinh?

Giá trị ẩn sâu trong thương hiệu Nước Mắm Tĩn 300 năm

Thương hiệu Nước mắm Tĩn của bảo tàng Làng Chài Xưa chính là giọt nước mắm rin nguyên chất

Xem thêm các sản phẩm của nước mắm Tĩn tại: https://nuocmamtin.com/cac-san-pham-noi-bat-cua-nuoc-mam-tin/

Thương hiệu Nước mắm Tĩn của bảo tàng Làng Chài Xưa chính là giọt nước mắm rin nguyên chất mang sứ mệnh quảng bá truyền thống hơn 300 năm của nước mắm Phan Thiết. Với chất lượng thượng hạng trong từng sản phẩm, tâm huyết và công sức của những nghệ nhân làng nghề, Bảo tàng Làng Chài Xưa đang cố gắng từng ngày để khôi phục lại thương hiệu nước mắm Tĩn Phan Thiết đang dần bị lãng quên và có nguy cơ thất truyền trước cơn bão công nghiệp.

Để giọt nước mắm Tĩn sánh đặc cá cơm nguyên chất, đậm đà hương vị truyền thống ngày xưa không còn là kí ức, là nỗi nhớ khắc khoải nữa, bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa sẽ một lần nữa làm sống lại hương vị của “quốc hồn, quốc tuý” Việt Nam!